Suy hô hấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

27/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 800.000 – 900.000 người mắc bệnh lý hô hấp do ảnh hưởng của cúm mùa. Trong đó, nhiều trường hợp, người bệnh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp tiên lượng xấu với nguy cơ tử vong cao.

Tìm hiểu chung về suy hô hấp
Tìm hiểu chung về suy hô hấp

Tổng quan về suy hô hấp

Suy hô hấp là gì?

Suy hô hấp (Hội chứng suy phổi – Respiratory Failure) là tình trạng phổi gặp khó trong trong việc trao đổi oxy và carbon dioxide với mái. Trong đó, phổi không được nhận đủ lượng oxy cần thiết hoặc/và carbon dioxide cao. Việc này khiến oxy máu động mạch suy giảm, quá trình phân phối oxy đến các mô bị chậm lại.

Suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây thiếu oxy trầm trọng, hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng gây tổn thương não, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, suy hô hấp cũng được báo động là nguy cơ gây tử vong hàng đầu. 

Người bệnh cần nhận biết được tình trạng bệnh và các dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm, điều trị hiệu quả, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Các loại suy hô hấp phổ biến

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, suy hô hấp có các cách phân loại khác nhau:

– Vị trí: Suy đường hô hấp trên và Suy đường hô hấp dưới.

– PaCO2: Thiếu oxy máu và Thừa carbon dioxide

– Cơ chế gây bệnh: Do hệ tuần toàn (suy tim trái, thuyên tắc mạch phổi…) và Do hệ hô hấp (viêm phổi, xơ hóa phổi, phù phổi…)

– Thời gian: Cấp tính, Mạn tính và Cấp trên nền mạn

Đối tượng nguy cơ

Suy hô hấp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, một số nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như:

– Trẻ sinh non 

Do phổi chưa phát triển hoàn thiện, trẻ sinh non có nguy cơ cao tăng áp phổi hay có các dị tật bẩm sinh ở phổi khiến hô hấp dễ bị ảnh hưởng.

– Người cao tuổi

Người cao tuổi có sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh hô hấp, cảm lạnh khiến dễ bị nhiễm trùng, tổn thương ở ngực, phổi.

– Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi

Phổi có nguy cơ tổn thương cao nếu thường xuyên phải tiếp xúc với các chất kích thích như khói bụi, amiang, thuốc nhuộm, hóa chất… 

– Người hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích

– Người có tiền sử đường hô hấp bị chấn thương

Việc gặp chấn thương ở đường hô hấp khiến người bệnh dễ mắc suy hô hấp. Các chấn thương thường gặp như:

+ Đường thở bị xẹp, tắc khí quản do thức ăn mắc kẹt

+ Mắc các bệnh lý liên quan đến phổi: viêm phổi, xơ phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính

+ Mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên, đột quỵ, chấn thương tủy sống… 

+ Gặp các vấn đề về cột sống, ảnh hưởng tới xương và cơ dùng để thở

+ Gặp chấn thương ở ngực và phổi khiến các mô, xương xung quanh phổi bị tổn thương

+ …

Nguyên nhân gây suy hô hấp

Hội chứng suy phổi có thể xảy ra do bất kỳ tổn thương nào ở hệ hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh có thể từ phổi hoặc do các nguyên nhân ngoài phổi:

– Phổi

+ Mắc các bệnh phổi nhiễm trùng: xơ phổi, viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản, tắc nghẽn phế quản, thuyên tắc động mạch phổi

+ Phù phổi cấp

+ Tràn dịch màng phổi

– Nguyên nhân ngoài phổi

+ Tổn thương hệ thần kinh: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não… ảnh hưởng đến hệ hô hấp

+ Chấn thương lồng ngực: gãy xương sườn, tổn thương màng phổi,…

+ U thanh quản, u khí quản, u thực quản vùng cổ… gây tắc nghẽn thanh – khí quản.

Dấu hiệu nhận biết suy hô hấp

Triệu chứng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng ở mỗi người là khác nhau. Một số dấu hiệu phổ biến như:

– Khó thở hoặc thở nhanh

– Buồn ngủ, có thể bất tỉnh

– Da, móng tay, môi có màu hơi xanh nhạt

– Nhịp tim giảm

Ngoài ra, với suy hô hấp do thiếu oxy, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:

– Mệt mỏi, các hoạt động sinh hoạt thường ngày (lên xuống cầu thang, mặc quần áo…) gặp nhiều khó khăn.

– Cảm giác thiếu không khí để thở.

– Luôn buồn ngủ.

Với tình trạng suy hô hấp có nồng độ carbon dioxide trong máu cao, người bệnh thường đi kèm các triệu chứng:

– Thị lực giảm sút, nhìn mờ.

– Đau đầu.

– Lú lẫn.

– Thở nhanh.

Biến chứng

Khi không được thăm khám và điều trị đúng cách, suy hô hấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Suy thận

– Tổn thương, chấn thương não

– Tổn thương phổi

– Tử vong

Phương pháp điều trị suy hô hấp

Các phương pháp điều trị suy hô hấp đều hướng đến mục đích chính là đưa oxy đến phổi và các cơ quan khác, loại bỏ carbon dioxide khỏi cơ thể. Ngoài ra, việc loại bỏ tác nhân gây bệnh và hạn chế nguy cơ biến chứng cũng được trú trọng khi điều trị.

Các phương pháp điều trị phổ biến:

Liệu pháp oxy

Người bệnh được đưa oxy vào phổi bằng các phương pháp khác nhau, tùy theo mức độ bệnh:

– Ống thông mũi

– Mặt nạ thông khí

– Thông khí áp lực dương không xâm lấn

– Máy thở cơ học

– Mở khí quản

– Oxy hóa màng ngoài cơ thể

Dùng thuốc điều trị

Người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị nguyên nhân, cải thiện triệu chứng:

– Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng ở phổi (viêm phổi).

– Thuốc giãn phế quản để mở đường thở, điều trị hen suyễn.

– Corticoid để thu nhỏ đường thở, điều trị triệu chứng viêm đường thở

Các phương pháp điều trị khác

Tùy vào tình trạng bệnh cũng như nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp bổ sung như:

–Truyền chất lỏng qua tĩnh mạch và mạch máu để cải thiện lưu lượng máu cho cơ thể.

– Hỗ trợ dinh dưỡng trong quá trình thở máy.

– Vật lý trị liệu để ngăn ngừa hình thành vết loét, rút ngắn thời gian thở máy, tăng khả năng phục hồi.

– Bài tập phục hồi chức năng phổi.

– Dùng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Khi xuất hiện các triệu chứng hô hấp bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán xác định tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa nguy cơ suy phổi hay các biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin chung về suy hô hấp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]