Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Triệu chứng và cách điều trị

20/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý nguy hiểm, gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Tại nước ta, tỉ lệ dân số mắc phổi tắc nghẽn mạn tính lên tới 4.2%. Bệnh được kiểm soát càng sớm, người bệnh càng giảm thiểu được nguy cơ tổn thương phổi nghiêm trọng.

Thông tin chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Thông tin chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Thông tin chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra khoảng 3.2 triệu ca tử vong. 

Theo thống kê từ Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương, tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trung bình và nặng của người VIệt Nam trên 35 tuổi là 6.7%. Các ca bệnh chiếm khoảng 7.1% ở nam giới và 1.9% ở nữ giới. Những con số này tiếp tục có xu hướng tăng lên do tình trạng hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường.

Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic obstructive pulmonary disease – COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây ra bởi luồng khí tắc nghẽn từ phổi. Khi đó, đường thở bị hẹp hơn so với bình thường, gây tình trạng khó thở, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

2 dạng phổi tắc nghẽn mạn tính

Các yếu tố được Tổ chức Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) đưa ra là:

– Mức độ khó thở đo theo thang điểm mMRC (modified Medical Research Council). Ảnh hưởng của COPD tới cuộc sống đo theo thang điểm CAT (COPD Assessment Test).

– Chức năng hô hấp (tính theo FEV1).

– Số đợt cấp phải nhập viện trong 1 năm.

– Các bệnh đồng mắc.

COPD được chia thành 2 dạng chính:

– Viêm phế quản mạn tính

Viêm lớp niêm mạch của các ống phế quản gây tình trạng sưng tấy, đỏ, nhầy lớp lót trong các ống phế quản phổi. Chất nhầy chứa đầy trong ống phế quản gây hẹp đường thở.

– Khí phế thũng

Người bệnh khó thở do túi phổi bị tổn thương trong thời gian dài, dẫn đến suy yếu và vỡ ra, gây giảm diện tích về mặt phổi, giảm lượng oxy trong máu. Nếu để lâu, người bệnh có thể tử vong.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây COPD. Tuy nhiên, hút thuốc lá hay thuốc là là nguyên nhân phổ biến hàng đầu. Theo thống kê, 20 – 30% người hút trên 20 điếu thuốc lá/ngày sẽ sớm xuất hiện các triệu chứng sớm hoặc muộn của COPD. COPD thường xuất hiện ở nhóm tuổi trên 35. Khoảng 80 – 90% người nghiện thuốc lá có chẩn đoán mãn tính. Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng là tăng tốc độ suy giảm chức năng phổi, giảm khả năng đáp ứng trong điều trị.

Bên cạnh hút thuốc lá, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến COPD như:

– Môi trường sống, làm việc ô nhiễm, nhiều khói bụi độc hại.

– Có tiền sử mắc các bệnh hô hấp: viêm phế quản cấp, hen suyễn, lao… 

– Bị suy giảm miễn dịch, mắc bệnh lý nhiễm trùng…

– Di truyền: thiếu Alpha 1-Antitrypsin – Yếu tố gây khí phế thũng ở người hút thuốc lá.

– Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc phổi tắc nghẽn mạn tính càng tăng cao.

Bên cạnh đó, các đợt cấp COPD thường xuất hiện từ các nguyên nhân:

– Nhiễm trùng do vi khuẩn (chiếm khoảng 40 – 50%), virus (chiếm khoảng 30%) hay các loại vi khuẩn không điển hình…

– Không nhiễm trùng: suy tâm nặng, loạn nhịp tim, tràn khí màng phổi, tắc mạch phổi, dùng thuốc (an thần, lợi tiểu, thuốc ngủ…) không đúng cách, dinh dưỡng kém…

Phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra khoảng 3.2 triệu ca tử vong mỗi năm.
Phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra khoảng 3.2 triệu ca tử vong mỗi năm.

Triệu chứng của phổi tắc nghẽn mạn tính

Triệu chứng

Các triệu chứng của COPD thường dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác và không rõ ràng. Bệnh có diễn tiến âm thầm, và khó phát hiện qua các dấu hiệu bên ngoài.

Các dấu hiệu bệnh ban đầu như:

– Khó thở, thở khò khè.

– Tức ngực.

– Ho: Ho khan, ho có đờm.

– Sốt nhẹ.

– Cảm giác ớn lạnh.

– Thiếu năng lượng.

– Thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp.

– …

Khi trở nặng, người bệnh cảm nhận rõ các triệu chứng bệnh:

– Khó thở kéo dài, nặng hơn.

– Ngực đau tức, nặng.

– Móng tay, móng chân, môi chuyển màu xanh, tím.

– Mệt mỏi, lơ mơ.

– Nhịp tim nhanh.

– Chán ăn, cân nặng sụt nhanh.

Khi bệnh trở nặng, người bệnh cần được nhập viện, điều trị kháng sinh, corticoid, thở máy… để hỗ trợ khả năng hô hấp và điều trị tích cực.

Biến chứng

Nếu không được phát hiện và can thiệp sớm, COPD có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Tràn khí màng phổi.

– Bệnh tim mạch.

– Giảm tuổi thọ.

– Tàn phế: tàn phế hô hấp, tàn phế về mặt xã hội…

Chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính

Thăm dò chức năng hô hấp là phương pháp phổ biến khi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi đó, người bệnh được chỉ định là các xét nghiệm để kiểm tra và phát hiện mức độ của bệnh:

– Chẩn đoán xác định và phân biệt COPD với các bệnh hô hấp khác.

– Đánh giá sớm mức độ tắc nghẽn.

– Theo dõi tiến triển bệnh.

– Lên phác đồ điều trị phù hợp.

– Đo dung tích toàn phổi.

– Đo thể tích khí cặn.

– Khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch.

Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính

Hiện chưa có phương pháp tối ưu nào để điều trị khỏi hoàn toàn COPD. Việc điều trị được đưa ra hướng đến việc kiểm soát tình trạng bệnh và giảm số đợt cấp phải nhập viện.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế biến chứng, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong đó, lưu ý:

– Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Tránh tiếp xúc với khói thuốc.

– Dùng thuốc đúng liều lượng, đúng cách theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

– Tiêm vắc xin phòng cúm và phế cầu.

Trong điều trị, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các loại thuốc giảm triệu chứng bệnh như: thuốc giãn phế quản, corticoid,… Bên cạnh đó, các loại thuốc đường hít, phun cũng được ưu tiên hơn so với thuốc dạng uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. 

Một số liệu pháp cũng thường được chỉ định kèm theo như:

– Lý liệu pháp để giải phóng dịch tiết khỏi sự tắc nghẽn phế quản.

– Điều trị oxy khi người bệnh bị suy hô hấp, thiếu oxy trong máu.

– Thở máy, thở máu không xâm nhập khi người bệnh suy hô hấp nặng, mệt cơ hô hấp.

– Phẫu thuật cắt bỏ một số tổn thương phổi, đặt van một chiều nội phế quản.

Trên đây là những thông tin chung về phổi tắc nghẽn mạn tính. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]