Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

19/04/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hen phế quản là bệnh gì?

Hen phế quản còn có tên gọi khác là hen suyễn. Đây là một bệnh lý về đường hô hấp. Đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Người bệnh khi tiếp xúc với các yêu tố kích thích sẽ phản ứng một cách rất dữ dội. Biểu hiện bao gồm các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho..

Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Bệnh hen phế quản thường không thể chữa khỏi. Nhưng triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bởi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp
Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp

Nguyên nhân gây hen phế quản

Bệnh hen phế quản hình thành do rất nhiều nguyên nhân. Cụ thể:

Nguyên nhân thường gặp nhất đó là do các tác nhân gây ra dị ứng:

  • Dị nguyên đường hô hấp: Bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá,… .Hoặc các chất trong công nghiệp như:  Bụi kim loại, mùi sơn, khói xăng dầu,…
  • Dị nguyên thực phẩm: Các loại hải sản, các loại thức ăn như như trứng, thịt gà,…
  • Thuốc:  Aspirin, penicillin,… có thể là các loại thuốc gây khởi phát cơn hen
  • Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: 

+ Viêm mũi

+ Viêm xoang

+ Viêm họng

+ Viêm amidan

Bên cạnh đó là các tác nhân không dị ứng:

  • Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
  • Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
  • Rối loạn tình dục.

Triệu chứng bệnh hen phế quản

Với từng bệnh nhân, triệu chứng hen phế quản có thể biểu hiện khác nhau. Có những trường hợp sẽ phải đối mặt thường xuyên với các cơn hen, nhưng cũng có người thì các triệu chứng hen suyễn sẽ tới sau khi vận động thể lực.

Một số biểu hiện thường gặp của bệnh hen phế quản bao gồm:

  • Thở nhanh, thở dốc, thở rít và khò khè. Biểu hiện thở rít thường xuất hiện vào buổi đêm.
  • Có cảm giác đau ngực hoặc bị bóp nghẹt.
  • Khi trải qua cơn khó thở, phổi có biểu hiện ran rít, ran ngáy rải rác
  • Bệnh nhân bị ho, khạc đờm, nặng hơn thì bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Rối loạn giấc ngủ, khó thở gây ra tiếng ngáy.

Khi tần suất các cơn hen suyễn ngày càng dày đặc có nghĩa là bệnh đang trở nặng. Bệnh nhân sẽ khó thở, thở nặng nề hơn. Lúc đó, bệnh nhân cần dùng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.

Dưới đây là các dấu hiệu của cơn hen phế quản nặng:

  • Ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ nhàng thì các triệu chứng của bệnh xuất hiện đột ngột.
  • Tình trạng thở rít, thở dốc tiến triển nhanh chóng hơn, nặng nề hơn so với bình thường
  • Sau khi đã sử dụng các thuốc bằng đường hít nhằm giãn phế quản tác dụng nhanh tại nhà như albuterol nhưng triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm.
So sánh đường dẫn khí bình thường và đường dẫn khí của người bị hen suyễn
So sánh đường dẫn khí bình thường và đường dẫn khí của người bị hen suyễn

Biến chứng của bệnh hen suyễn

Bệnh hen phế quản có thể để lại những biến chứng khá nguy hiểm cho người mắc phải. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh sát sao để có cách xử lý kịp thời.

Một số biến chứng thường gặp của căn bệnh này bao gồm:

  • Luôn căng thẳng, lo lắng thậm chí trầm cảm
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không có hứng thú làm việc
  • Nhiễm trùng phổi (hoặc viêm phổi)
  • Nếu bị nặng thì sẽ gây phiền phức lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh như: Khó ngủ, mất ngủ, hạn chế hoạt động thể lực, cản trở công việc hàng ngày
  • Khi cơn hen nặng ập tới rất dễ phải nhập viện
  • Trẻ em bị hen không kiểm soát tốt sẽ có khả năng bị chậm phát triển
  • Biến chứng do tác dụng phụ của các thuốc điều trị hen phế quản
  • Cơn hen nặng có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân

Bệnh hen phế quản có lây không?

Vì là một căn bệnh về đường hô hấp nên chúng ta lầm tưởng bệnh hen phế quản có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên sự thật không phải vậy.

Tác nhân gây bệnh hen phế quản không phải do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Vì vậy, những hành động thân mật như bắt tay, chào hỏi, nói chuyện,… với người bệnh hen suyễn sẽ không khiến bạn bị lây bệnh.

Căn nguyên gây bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và tác nhân môi trường bên ngoài. Vì vậy cho thấy hen phế quản là loại bệnh mang tính di truyền. Và trên thực tế cho thấy có trường hợp nhiều thành viên trong cùng một gia đình đều bị mắc bệnh hen phế quản.

Những ai có thể mắc bệnh hen phế quản?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản có thể kể đến như:

  • Người thừa cân, béo phì
  • Người nghiện thuốc lá, thuốc lào,…
  • Những người có người thân mắc hen phế quản
  • Có tiền sử bị dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng,…
  • Các bé gái có tỷ lệ mắc hen suyễn thấp hơn các bé trai. Nhưng đến tầm tuổi 20, tỷ lệ bị hen suyễn lại tương đương nhau giữa 2 giới và sau 40 tuổi trở đi thì phụ nữ chiếm tỷ lệ bị hen suyễn nhiều hơn đàn ông
  • Tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố môi trường như khói bụi, các hoá chất dùng trong xây dựng, nông nghiệp.

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Với câu hỏi bệnh hẹn suyễn có chữa khỏi được không? Thì câu trả lời là không.

Bệnh thường tiến triển thành thể mạn tính và tái phát trong tương lai. Do đó, việc điều trị hen phế quản đa phần là kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Từ đó hạn chế sự xuất hiện của các cơn hen suyễn.

Điều trị hen phế quản như thế nào?

Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị thì cũng có thể kiểm soát được bệnh:

Nội khoa

Thuốc có thể điều trị hen phế quản dài hạn
Thuốc có thể điều trị hen phế quản dài hạn
  • Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,… Đây là biện pháp chính trong điều trị hen phế quản, giúp kiểm soát hen hàng ngày và hạn chế xuất hiện cơn hen cấp.
  • Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: có thể sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức.
  • Điều trị dị ứng có thể được đặt ra ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng.

Lối sống

  • Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
  • Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
  • Phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …

Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát hen trên bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.

Tren đây là những thông tin về bệnh hen phế quản. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ đến DOLIFE để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]