Viêm mũi dị ứng: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

19/02/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm mũi dị ứng là tình trạng phổ biến, chiếm tới 32% tỷ lệ mắc trong các bệnh lý. đặc biệt, bệnh xuất hiện nhiều khi giao mùa hoặc trong mùa đông nhiệt độ xuống thấp.

Tổng quan về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị viêm, kích thích khi niêm mạc phản ứng với các tác nhân kích thích từ môi trường (khói bụi, phấn hoa, lông động vật, mạt nhà, lông sâu, bướm…), không liên quan đến virus, vi khuẩn. 

Đây là bệnh lý lành tính nhưng lại gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Theo thống kê từ Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng của dân số trên toàn thế giới là từ 10 – 30%.

Phân loại 

Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi dị ứng được chia thành 4 loại chính:

– Viêm mũi dị ứng theo mùa 

Tác nhân gây bệnh thường là từ phấn hoa, nấm mốc hay những tác nhân phát triển khi thời tiết giao mùa.

– Viêm mũi dị ứng lâu năm

Nguyên nhân thường là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, lông chó, lông mèo, gián, mọt…

– Viêm mũi dị ứng không thường xuyên

Là tình trạng viêm mũi xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Một số trường hợp, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như: nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy

– Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp

Làm việc và tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây dị ứng như: bụi gỗ, bụi phấn, kim loại, lông thú, hóa chất… có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng khá đặc trưng và gặp ở hầu hết các trường hợp bệnh lý:

– Hắt hơi liên tục

– Ngứa mũi, sổ mũi, nghẹt mũi

– Viêm, ngứa họng

– Ho

– Chảy nước mắt

– Bọng mắt xuất hiện quầng thâm

– Thường xuyên đau đầu

– Phát ban

– Mệt mỏi

Với trường hợp người bệnh có tiền sử chàm, viêm da dị ứng, hen suyễn, nổi mày đay, người bệnh có thể xuất hiện thêm tình trạng: phù nề, nhợt màu niêm mạc mũi, chảy nước mũi…

Viêm mũi dị ứng gây nhiều triệu chứng khó chịu, đặc biệt là vùng mũi
Viêm mũi dị ứng gây nhiều triệu chứng khó chịu, đặc biệt là vùng mũi

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân

Viêm mũi dị ứng có liên quan lớn tới sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Niêm mạc mũi khi phải tiếp xúc với dị nguyên sẽ xuất hiện các triệu chứng và gây viêm mũi.

Một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng phổ biến:

– Cơ địa nhạy cảm do di truyền

– Tiếp xúc với dị nguyên, chất gây dị ứng: dị nguyên qua đường thở (phấn hoa, khói bụi, lông động vật,..), dị ứng qua đường ăn uống (trứng, hải sản, sữa…), dị ứng với thành phần của thuốc…

– Căng thẳng, stress

– Ô nhiễm môi trường, yếu tố khí hậu

– Ít vận động, thiếu dinh dưỡng hệ miễn dịch cơ thể suy giảm.

– …

Đối tượng nguy cơ

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, bệnh có nguy cơ cao xuất hiện ở nhóm đối tượng:

– Đang bị chàm da, hen suyễn

– Tiếp xúc nhiều với hóa chất, ô nhiễm, khói bụi

– Môi trường sống thiếu trong lành: độ ẩm cao, thời tiết lạnh khô, độ ẩm cao…

Điều trị viêm mũi dị ứng

Điều trị

Viêm mũi dị ứng có thể được điều trị theo các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Để được điều trị hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.

Các phương pháp thường được sử dụng:

 Dùng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng trong điều trị dị ứng để ngăn tạo histamin trên cơ thể. Trong đó, trước khi sử dụng, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Dùng thuốc chống xung huyết (decongestant)

Thuốc chống xung huyết có thể được sử dụng trong một thời gian ngắn (không quá 3 ngày) để giảm áp lực xoang và tình trạng nghẹt mũi. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây hiệu ứng tái lại khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Các loại thuốc thông mũi OTC phổ biến: Thuốc xịt mũi Afrin, Sudafed, Sudafed PE, Zyrtec-D

Với trường hợp có tiền sử đột quỵ, nhịp tim bất thường, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ, cao huyết áp, có vấn đề về bàng quang, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc chống xung huyết.

Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cần tham khảo ý kiến chuyên gia
Sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cần tham khảo ý kiến chuyên gia

Dùng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt

Các triệu chứng liên quan đến dị ứng có thể được làm dịu đi khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần dựa trên chỉ định của bác sĩ, tránh sử dụng lâu dài bởi việc lạm dụng thuốc có thể gây ra các hiệu ứng tái lại.

Tránh các yếu tố dị ứng

Một số yếu tố gây nguy cơ dị ứng cao cần lưu ý như: phấn hoa, nấm mốc, khói bụi, cứt gián, lông động vật, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa…

Áp dụng các liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp thường được áp dụng khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Trong đó, người bệnh được tiếp xúc với các dị nguyên một cách có chủ đích nhằm hướng tới mục tiêu giảm mẫn cảm, giảm triệu chứng khi tiếp xúc tự nhiên với dị nguyên.

Trên đây là những thông tin về viêm mũi dị ứng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife để được giải đáp ngay nhé!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]