Nổi mề đay là bệnh lý da liễu thường gặp. Trong đó, có tới khoảng 20% dân số từng bị mề đay ít nhất 1 lần trong đời. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Tìm kiếm giải pháp điều trị ngay trong bài viết!
Thông tin chung về nổi mề đay
Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay (mày đay) là kết quả của chuỗi phản ứng giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây viêm. Đây là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố tấn công gây phù cấp/ mãn tính ở trung bì.
Mề đay đặc trưng với các nốt sần, ngứa, dễ nhận biết và không lây nhiễm từ người sang người. Với trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Với các trường hợp mãn tính, người bệnh cần được can thiệp điều trị chuyên khoa để tránh nguy cơ phù mao mạch dị ứng: sư phù mi mắt, môi, lưỡi, cổ họng, mặt…
Phân loại
Mề đay được chia thành 2 loại chính là cấp tính và mãn tính:
– Mề đay cấp tính:
+ Bệnh xuất hiện đột ngột, thường kéo dài dưới 6 tuần.
+ Các nốt sần có thể tập trung ở 1 vùng da nhất định hoặc lan rộng ra toàn thân.
+ Khoảng 10% người bệnh mề đay cấp tính bị phù mạch, đau, ngứa do da căng phồng, đỏ. Phù mạch thường được cải thiện sau 72 giờ nếu được điều trị đúng cách.
– Mề đay mạn tính:
+ Phát ban, nổi mần ngứa trên da kéo dài hơn 6 tuần.
+ Người bệnh cảm thấy ngứa, nóng rát và khó chịu. Da có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
+ Mề đay tái phát liên tục, kéo dài dai dẳng khiến màu sắc da thay đổi (mề đay sắc tố), ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh.
+ Nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách, mề đay mạn tính có thể gây ra các biến chứng như: tăng sức tố da (sạm da), chàm hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh dị ứng… Cơ quan hô hấp và tiêu hóa của người bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng, gây ra các tình trạng như: khó thở, nôn mửa, đau nhức cơ, tiêu chảy…
Triệu chứng khi bị nổi mề đay
Triệu chứng
Như đã đề cập trong phần trên của bài viết, các triệu chứng của mề đay khá rõ ràng và dễ nhận thấy:
– Nổi nốt sần màu trắng sữa, hồng hoặc đỏ dạng bọng nước thành từng cụm trên da, trông như những vết muỗi đốt dày đặc.
– Da xuất hiện các vết ban đỏ sưng phồng với hình dáng đa dạng như: tròn, bầu dục…
– Cảm giác ngứa ngáy trên da. Người bệnh thường gãi liên tục để mong giảm ngứa, việc này có thể gây trầy xước da.
– Khu vực da bị nổi mề đay có thể xuất hiện cảm giác nóng rát, sưng tấy và viêm.
Các vị trí thường nổi mề đay
Nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiên, phổ biến hơn ở các khu vực như:
– Mặt: thường nổi mề đay ở gò má, môi hoặc lan rộng tới cổ họng, đường hô hấp… gây khó chịu, mất tự tin, thậm chí gây khó thở và sốc phản vệ.
– Hai cánh tay, có thể lan ra cả bắp tay, toàn tay…
– Cổ.
– Chân.
– Mông.
– …
Nguyên nhân gây nổi mề đay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi mề đay. Người bệnh có thể bị mề đay do nhiều yếu tố khác nhau cùng một lúc với các nguyên nhân phổ biến như:
– Dị ứng: thức ăn, thuốc, hóa mỹ phẩm…
– Côn trùng cắn
– Di truyền
– Bệnh lý
– Nguyên nhân tự phát
Ngoài ra, nổi mề đay cũng có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở các nhóm đối tượng như:
– Trẻ em
– Phụ nữ đang mang thai và sau sinh
– Người trẻ
Phương pháp điều trị nổi mề đay
Chẩn đoán
Chẩn đoán nổi mề đay cần dựa trên các chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng
– Chẩn đoán lâm sàng
+ Xác định thương tổn cơ bản: kích thước, hình dáng, vị trí các mảng sần…
+ Xác định tình trạng khu trú hoặc lan rộng mề đay toàn thân.
+ Triệu chứng cơ năng: người bệnh ngứa hay có kèm châm chích, rát bỏng…
+ Tình trạng tiến triển bệnh: cấp tính hay mạn tính.
– Chẩn đoán cận lâm sàng: Người bệnh được chỉ định thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân mày đay như:
+ Xét nghiệm công thức máu
+ Thử nghiệm lấy da với các dị nguyên nghi ngờ (phấn hoa, mạt bụi nhà…)
Điều trị
Tùy vào tình trạng nổi mề đay mà người bệnh có thể áp dụng điều trị không dùng thuốc hay điều trị dùng thuốc. Trong đó, việc tìm ra và loại bỏ tác nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng.
Để giảm nhẹ tình trạng bứt rứt, khó chịu tại các nốt mề đay, giảm sưng phù, người bệnh dùng gạc mát hay khăn ướt lên dùng da bị bệnh. Bên cạnh đó, cần giữa cho cơ thể sạch sẽ, sinh hoạt, làm việc ở nơi thoáng mát, hạn chế tác nhân gây bệnh…
Với điều trị mề đay bằng thuốc, người bệnh thường được kê đơn sử dụng histamin để giảm các triệu chứng gây viêm. Tuy nhiên, histamin không giúp giảm đau, ngứa, vậy nên, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thêm steroid dạng uống/chích.
Để giảm các triệu chứng mày đay tự phát mạn tính, thuốc sinh học trị mề đay là omalizumab cũng có thể được chỉ định sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ đúng phác đồ của Bộ Y tế.
Với trường hợp nổi mề đay kèm các dấu hiệu bất thường như: khó thở, thở khò khè, tức ngực, chóng mặt, sưng mặt, môi, lưỡi… người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa nổi mề đay
Nếu xác định được yếu tố gây mề đay, người bệnh cần tránh xa các yếu tố đó để hạn chế nguy cơ. Cùng với đó, để phòng ngừa mề đay, người dân cần lưu ý:
– Thực hiện lối sống lành mạnh.
– Đảm bảo nơi ở sạch sẽ, thông thoáng.
– Tránh dùng xà phòng có độ pH cao hơn 7.
– Tránh các loại thực phẩm gây dị ứng.
– Hạn chế dùng thực phẩm cay nóng, chứa chất kích thích.
Người có cơ địa dị ứng nên mang theo Epinephrine (Adrenaline) bên người để phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp.
Khi bị nổi mề đay, người bệnh cần kiêng:
– Thực phẩm cay nóng (tiêu, ớt…)
– Thực phẩm giàu protein (hải sản, trứng, sữa,…)
– Đồ ngọt (bánh, kẹo, đường, chè…)
– Nước nóng. Vì nước nóng sẽ khiến da dễ bị tổn thương hơn.
Trên đây là những thông tin chung về nổi mề đay. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Thoát vị đĩa đệm: Những thông tin cần biết
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài qua vòng xơ, chèn ép vào các rễ thần […]
Bệnh sởi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan và nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vậy căn bệnh này có nguyên nhân do đâu, triệu chứng thế nào và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu bệnh sởi ở trẻ em Bệnh sởi ở trẻ […]
Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị
Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]
Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?
Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]