Hen suyễn là bệnh hô hấp không lây nhiễm phổ biến, tác động trực tiếp đến cuộc sống người bệnh. Ở một số trường hợp trở nặng, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị suy hô hấp, bất tỉnh, thậm chí tử vong. Tìm hiểu ngay về các triệu chứng và cách điều trị qua bài viết bên dưới!
Tổng quan về hen suyễn
Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính, toàn cầu hiện có khoảng gần 400 triệu người mắc bệnh hen suyễn với tỷ lệ tử vong chỉ sau ung thư. Số lượng mắc bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các quốc gia như Áo, Pháp, Phần Lan…
Riêng tại Việt Nam, hiện số người mắc hen suyễn lên tới hơn 4 triệu người. Trong đó, số trẻ em mắc hen chiếm tới 8 – 10% tổng số trẻ. Đặc biệt, việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn do bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do triệu chứng bệnh không rõ ràng.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản hay viêm niêm mạc phế quản mạn – Asthma) là tình trạng viêm niêm mạc phế quản mạn tính gây tắc nghẽn đường thở. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng phù nề niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm rãi, co thắt cơ trơn phế quản. Đường dẫn khí khi đó bị thu hẹp lại do sự co thắt và viêm nhiễm, gây giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Khi gặp tác nhân gây kích thích, người bệnh xuất hiện triệu chứng nặng ngực, ho, khó thở, khò khè.
Hen phế quản không thể điều trị khỏi dứt điểm. Việc điều trị hiện nay đều hướng đến kiểm soát triệu chứng để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Phân loại hen suyễn
Việc phân loại hen dựa trên mức độ nặng của bệnh:
– Hen nhẹ từng cơn: triệu chứng nhẹ. Tần suất xuất hiện thấp (dưới 2 lần/tuần), triệu chứng ban đêm ít hơn 2 lần/tháng. Cơn hen ít xuất hiện.
– Hen suyễn dai dẳng nhẹ: Tần suất nhiều hơn với 3 – 6 lần/tuần, triệu chứng ban đêm khoảng 3 – 4 lần/tháng. Cơn hen có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày.
– Hen dai dẳng nặng: Triệu chứng xuất hiện liên tục cả ngày và đêm. Các hoạt động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Triệu chứng của hen suyễn
Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà triệu chứng hen ở mỗi người là khác nhau. Các cơn hen thường khởi phát không thường xuyên với triệu chứng xuất hiện vào thời điểm nhất định hoặc khi có tiếp xúc với dị nguyên. Khi cơn hen dứt, người bệnh lại trở về trạng thái bình thường.
Các triệu chứng điển hình của người bệnh khi xuất hiện cơn hen như:
– Khó thở cơn chậm
– SpO2 < 90%
– Xuất hiện tiếng cò cử
– Thở ra khò khè
– Về đêm: ho dai dẳng, khó thở gây khó ngủ…
– Triệu chứng báo bệnh: sổ mũi, hắt hơi, ho khan, tức ngực, thở ra, há miệng thở…
– Sau cơn khó thở: ho khạc đờm trong, quánh dính.
Khi bệnh trở nặng, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu:
– Cơn hen lặp lại thường xuyên, độ khó chịu tăng nặng.
– Khó thở tăng.
Nguyên nhân gây hen suyễn
Nguyên nhân
Các cơn hen thường xuất hiện trong các trường hợp:
– Gắng sức: lao động nặng, tập thể dục, thể thao, đặc biệt khi không khí khô, lạnh.
– Ảnh hưởng từ yếu tố kích thích: khói, bụi, hóa chất…
– Dị ứng: phấn hoa, lông thú cưng, vải vụn, bào tử nấm mốc, chất thải của gián…
Ngoài ra, hen suyễn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như:
– Nhiễm trùng do cảm lạnh, cảm cúm, siêu vi hợp bào hô hấp…
– Viêm xoang, dị ứng
– Sử dụng aspirin, gia vị, hương thơm, thực phẩm có nguy cơ gây bệnh.
– Biến động cảm xúc mạnh: căng thẳng, lo lắng, buồn, cười…
– Trào ngược axit, trào ngược dạ dày thực quản.
– …
Đối tượng nguy cơ
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, bao gồm:
– Gia đình có người thân mắc hen suyễn.
– Có tiền sử dị ứng hoặc có các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng.
– Béo phì, thừa cân.
– Thường xuyên hút thuốc lá (chủ động/ bị động)
– Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi trong nông nghiệp, xây dựng
– Ở trẻ nhỏ: bé trai có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn bé gái. Ở người trưởng thành sau 40 tuổi: tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn.
Phương pháp chẩn đoán
Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ hen suyễn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Cùng với việc thăm hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh, bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm kiểm tra hoạt động của phổi như:
– Phép đo xoắn ốc để đo tốc độ và lượng khí thổi ra.
– Lưu lượng đỉnh để tìm nguyên nhân khiến tình trạng hen tồi tệ hơn đồng thời có phương án điều trị phù hợp.
– Thử nghiệm oxit nitric thở ra: với cơ thể khỏe mạnh, lượng khí thở ra ở mức bình thường; khi đường thở bị viêm, lượng nitric oxide sẽ tăng cao.
Ngoài ra, người bệnh được làm thêm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh:
– Chụp X-quang phổi
– CT scan lồng ngực
– Thử nghiệm dị ứng (xét nghiệm máu hoặc da)
– Bạch cầu ái toan trong đờm
Cách điều trị bệnh hen suyễn
Mục tiêu của việc điều trị hen suyễn là làm giảm các triệu chứng bệnh. Trong phác đồ điều trị, người bệnh thường được kê đơn:
– Corticoid dạng hít để điều trị hen suyễn lâu dài: ngăn ngừa, làm dịu sưng tấy trong đường hô hấp.
– Các chất bổ trợ leukotriene để ngăn chặn leukotrienes và các tác nhân gây cơn hen.
– Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài để làm giãn cơ trơn ở phế quản người bệnh.
– Ống hít kết hợp (gồm corticosteroid dạng hít và thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài)
– Theophylin để mở đường thở và giảm bớt tình trạng căng tức ngực.
– Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn để nới lỏng các dải cơ quanh đường thở và giảm bớt triệu chứng.
– Thuốc kháng cholinergic để ngăn co thắt cơ trơn phế quản.
– Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch để giảm sưng, viêm đường hô hấp.
Việc điều trị cụ thể cần dựa trên tình trạng bệnh và chỉ dẫn từ bác sĩ. Người bệnh không được tự ý điều trị mà cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin chung về hen suyễn. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vậy rối loạn giấc ngủ điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn […]
Bắp chân to cơ: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả
Bắp chân to cơ là tình trạng không hiếm gặp. Bắp chân to khiến thẩm mỹ bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bắp chân bị to và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Khái niệm về bắp chân Trước khi tìm hiểu về bắp […]
Buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?
Buồng trứng đa nang là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của người mắc bệnh. Vậy đa nang buồng trứng có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Buồng trứng đa […]
Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]