Trào ngược dạ dày thực quản: Lưu ngay phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả

11/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trào ngược thực quản dạ dày thường có diễn tiến âm thầm nhưng lại để lại nhiều tổn thương không thể hồi phục khi không được điều trị kịp thời. Làm sao để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Tổng quan về trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease – GERD) hay trào ngược axit là tình trạng tràn dịch dạ dày ngược lên thực quản/ miệng. Trào ngược có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành và thường xuất hiện sau bữa ăn.

Dịch trào ngược có tính axit nên có thể gây ra tình trạng kích ứng, viêm niêm mạc thực quản, tổn thương thực quản, thanh quản, miệng… 

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Cơ chế dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản chính là sự suy yếu cơ thắt thực quản dưới và dư thừa axit trong dạ dày. 

Nguyên nhân gây suy yếu cơ thắt thực quản dưới gồm:

– Tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc huyết áp, aspirin, ibuprofen, glucagon, Holecystokinine…

– Sử dụng các chất kích thích, gây nghiện như: rượu, bia, cafein, thuốc lá…

– Mắc các bệnh lý như: nhiễm trùng thực quản gây xơ, tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản, yếu cơ vòng thực quản, thoát bị hoành hay các bệnh lý di truyền…

Nguyên nhân gây dư thừa axit hay quá tải trong dạ dày gồm:

– Các bệnh dạ dày: viêm loét dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày

– Thói quen ăn uống không khoa học: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, không tốt cho dạ dày như đồ ăn nhanh, sữa, nước có ga…

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây trào ngược dạ dày thực quản gồm:

– Thừa cân, béo phì khiến áp lực lên vùng bụng tăng cao.

Mang thai

– Căng thẳng

– …

Trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Trào ngược dạ dày thực quản ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản

Biểu hiện

Trào ngược dạ dày thực quản có các dấu hiệu đặc trưng như:

– Thường xuyên ợ hơi. Ợ hơi cả khi đói hay không ăn gì.

– Ợ nóng với cảm giác nóng rát lan từ dạ dày, ngực dưới lên vùng cổ, hạ họng, thậm chí cả mang tai. Khi ợ miệng có vị chua.

– Ợ chua khiến thức ăn, chất lỏng có vị chua từ dạ dày đẩy lên cuống họng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn và nghiêm trọng hơn về đêm.

– Buồn nôn, nôn ói: thường xuất hiện sau khi ăn quá no hoặc khi nằm ngay sau ăn.

– Tức ngực, xuất hiện cảm giác nóng trong.

– Miệng tiết nhiều nước bọt.

– Khó nuốt, cảm giác họng vướng.

Với tình trạng trào ngược vào ban đêm, người bệnh thường xuất hiện thêm các triệu chứng:

– Viêm thanh quản

– Ho mãn tính

Hen suyễn (xuất hiện mới hoặc tình trạng xấu đi)

– Gián đoạn giấc ngủ

Dịch dạ dày trào ngược lên trên
Dịch dạ dày trào ngược lên trên

Tác hại và biến chứng

Axit hydrochloric HCl có trong dạ dày là một axit rất mạnh có vai trò hoạt hóa enzym pepsin để tiêu hóa thức ăn. Ngoại trừ dạ dày thì các cơ quan khác trong cơ thể không có “hàng rào bảo vệ” để ngăn ngừa tác động của axit. Bởi vậy việc axit trào ngược sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tới niêm mạc, ăn mòn gây phù nề, viêm nhiễm, xơ sẹo, dính, thậm chí có khả năng gây ung thư.

Trào ngược thực quản dạ dày có thể gây nhiều hệ quả nghiêm trọng:

– Loét thực quản

– Hẹp, sẹo thực quản gây tắc nghẽn đường vận chuyển thức ăn

– Thực quản Barrett có nguy cơ ung thư

– Ung thư thực quản: Ung thư biểu mô tuyến, Ung thư biểu mô tế bào vảy.

Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần

– …

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cần áp dụng đồng thời các biện pháp từ thay đổi sinh hoạt, chế độ ăn đến điều trị nội khoa, ngoại khoa hay các thủ thuật khác. Trong đó, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. 

Phương pháp được khuyến khích áp dụng hàng đầu hiện nay chính là phương pháp không dùng thuốc qua việc thay đổi lối sống:

– Chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực lên dạ dày.

– Ưu tiên các thực phẩm có tính kiềm, trung hòa axit như tinh bột, đạm dễ tiêu.

– Hạn chế các thực phẩm làm tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản như: trái cây có hàng lượng axit cao (chanh, dứa, cam…), sữa và chế phẩm từ sữa…

– Hạn chế thực phẩm chua cay, nhiều chất béo.

– Không sử dụng đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, chất kích thích…

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

– Không vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.

– Giữ tình thần thư thái, thoải mái.

Nếu việc điều trị không dùng thuốc không đem lại tác dụng hiệu quả, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Các loại thuốc thường được dùng để kiểm soát ợ nóng như: thuốc trung hòa axit, thuốc giảm tạo axit, thuốc ngăn chặn tạo axit và làm lành thực quản…

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân trào ngược mà người bệnh có thể được kê đơn thêm các loại thuốc như: Thuốc kháng thụ thể H2, Thuốc ức chế bơm proton, Thuốc tăng cường cơ vòng dưới thực quản,…

Khi các phương pháp điều trị khác thất bại, phẫu thuật sẽ được chỉ định:

– Phẫu thuật gia cố cơ vòng thực quản dưới giúp siết chặt cơ vòng dưới thực quản, ngăn chặn trào ngược.

– Phẫu thuật siết chặt cơ vòng dưới thực quản 

Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

Lối sống khoa học là chìa khóa giúp phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quản. Trong đó lưu ý:

– Giữ cân nặng ở mức hợp lý. 

– Không nên mặc quần áo quá chật, bó quá chặt vào vùng eo.

– Hạn chế thực phẩm gây ợ nóng.

– Không nằm ngay sau khi ăn. 

– Nằm cao đầu.

– Không hút thuốc.

Lối sống khoa học giúp phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả
Lối sống khoa học giúp phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Trên đây là những thông tin chung về trào ngược dạ dày. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]