Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

26/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục.

Zona thần kinh là bệnh gì?

Bệnh zona thần kinh (Zona) hay còn có tên gọi dân gian là bệnh Giời Leo. Căn bệnh là kết quả của sự tái hoạt động của virus Herpes Zoster (Varicella-Zoster Virus hoặc VZV). Đây cũng là virus gây nên bệnh thủy đậu

Zona thần kinh là bệnh lý biểu hiện ngoài da nhưng có gốc rễ thần kinh gây ra bởi virus thần kinh Varicella-Zoster

Những người nhiễm loại virus này lúc còn nhỏ, sau khi lành bệnh virus vẫn không bị tiêu diệt. Chúng tồn tại trong các tế bào thần kinh, hạch thần kinh dưới dạng không hoạt động. Sau một thời gian dài, chúng sẽ tái hoạt động khi gặp các điều kiện thuận lợi như:

– Hệ miễn dịch bị suy yếu,

– Tinh thần bị chấn động, 

– Suy nhược cơ thể,

Virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh. Rồi bộc phát ở vùng da tương ứng với khu vực của dây thần kinh đó, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn. Thời gian bị bệnh kéo dài từ khoảng 2 – 3 tuần. Bệnh có thể tái phát lại vào các thời điểm sau này, đối với người từng bị nhiễm VZV.

Các giai đoạn của bệnh Zona

Bệnh Zona tiến triển theo 2 giai đoạn chính với các đặc điểm khác nhau trong mỗi giai đoạn. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Trước khi phát bệnh

Người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng như: Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, người đau nhức,… .Lúc này virus đã tấn công đến các dây thần kinh nhưng chưa gây triệu chứng trên da. Vì thế rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này. 

Giai đoạn 2: Zona gây triệu chứng trên da

Ngay sau giai đoạn khởi phát, zona thần kinh sẽ nhanh chóng gây ra những vết phát ban ửng đỏ, ngứa rát, đôi khi đau nhức rất khó chịu. Đặc biệt là các nốt mụn nước xuất hiện dày đặc. Da mỏng thấy rõ dịch trong suốt. Tổn thương này khá giống như vết bỏng song gây đau đớn hơn.

Người bệnh có thể vẫn bị sốt và cơ thể mệt mỏi nhưng triệu chứng không rõ ràng. Đau do zona thần kinh thường không chỉ do các tổn thương da mà do viêm dây thần kinh. Mức độ đau ở mỗi người bệnh là khác nhau. Thông thường, bệnh nhân càng lớn tuổi thì zona thần kinh càng gây đau đớn hơn. 

Giai đoạn 2 thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần rồi bệnh sẽ tự khỏi. Dấu hiệu khỏi bệnh là các dịch trong mụn nước đục dần, sau đó vỡ ra, hình thành lớp vảy bọc quanh mụn. Khi lớp vảy khô lại và bong ra, vùng da tổn thương sẽ mau chóng lành lại.

Tuy nhiên trong trường hợp zona thần kinh diễn tiến nặng, bệnh nhân bị nhiễm trùng thì bệnh sẽ kéo dài hơn. Triệu chứng cũng nặng hơn. Bệnh nhân cần sớm tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh nhiễm trùng máu và các biến chứng nặng khác.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây nên bệnh là virus VZV. Khi gặp điều kiện thuận lợi, virus này được kích hoạt và hoạt động trở lại, gây tổn thương dọc dây thần kinh. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự tái hoạt động của virus VZV là:

– Cơ thể mệt mỏi do sức đề kháng bị suy yếu.

– Căng thẳng, lo lắng và chịu áp lực quá mức, ít được nghỉ ngơi.

– Vùng da nổi ban có dấu hiệu tổn thương.

– Các cách điều trị bằng tia xạ.

– Ung thư.

Các biến chứng của bệnh zona thần kinh

Triệu chứng khi mắc bệnh giời leo

Nóng rát và đau

Cảm giác ngứa, đau hoặc nóng rát là biểu hiện đặc trưng và thường xảy ra trước khi phát ban xuất hiện. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dọc dây thần kinh nửa bên người. Sau đó xuất hiện cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, phát ban và đau dữ dội. Tuy nhiên, trước khi có triệu chứng nóng rát và đau thì người bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau nhức.

Mụn nước, bọng nước có chứa dịch trong

Phát ban nổi lên xuất hiện dưới dạng dải hoặc mảng lớn. Trong vòng 3 – 4 ngày, phát ban phát triển thành bọng nước đỏ, chứa nhiều dịch và gây đau. Bọng nước có hình bầu dục hoặc hình tròn, mọc rải rác hoặc thành từng dải, vệt ở dọc dây thần kinh. Một thời gian sau bọng nước xẹp. Có thể vỡ nếu va chạm, một số trường hợp để lại sẹo.

Sưng đau các vùng lân cận và nổi hạch

Bệnh zona thần kinh thường xuất hiện ở một bên cơ như: quanh eo, một bên mặt, cổ hoặc thân. Với cảm giác đau nhẹ đến dữ dội ở vùng da bị ảnh hưởng và đến các khu vực lân cận bao gồm cả cánh tay và chân.

Các dấu hiệu khác của bệnh zona

Ngoài các dấu hiệu trên bệnh zona thần kinh có các biểu hiện khác như:

– Sốt.

– Ớn lạnh.

– Đau đầu.

– Mệt mỏi.

– Nhạy cảm với ánh sáng.

Điều trị bệnh như thế nào?

Hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị zona thần kinh khỏi hoàn toàn. Bởi virus không bị tiêu diệt hoàn toàn mà vẫn có thể tồn tại trong cơ thể tại các gốc thần kinh. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus để giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Cùng với đó là các loại thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh,…

Bổ sung vitamin C để nâng cao đề kháng cho cơ thể

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị zona thần kinh tại nhà dưới đây: 

Tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu thảo dược từ lâu đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe da, điều trị các bệnh lý về da. Với vùng da bị zona thần kinh, các loại tinh dầu dưới đây có đặc tính giảm kích ứng, thúc đẩy hồi phục da hiệu quả:

– Tinh dầu cúc la mã: Cải thiện vết loét, chống viêm, kháng khuẩn.

– Tinh dầu tràm trà: Kháng khuẩn, chống viêm, thúc đẩy làm lành vết thương.

– Tinh dầu khuynh diệp: Chống viêm, tăng tốc độ hồi phục tổn thương.

Chăm sóc làm sạch vùng da bị tổn thương

Vùng da phát ban, nổi mụn nước do zona thần kinh rất dễ bị nhiễm trùng. Có thể khiến bệnh kéo dài và dễ để lại sẹo. Vì thế chăm sóc làm sạch rất cần thiết. 

Sử dụng nước mát lạnh, sạch sẽ giúp giảm đau, làm dịu cơn ngứa do zona gây ra. Ngoài ra, đừng quên vệ sinh sạch vùng da này bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý.

Dùng kem dưỡng ngăn ngừa sẹo

Nếu bạn vô tình gãi hoặc chà xát mạnh vào vết phát ban, mụn nước zona có thể để lại sẹo và khiến tổn thương kéo dài hơn. Kem dưỡng cơ thể hoặc các loại kem bôi chuyên dùng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó cũng thúc đẩy quá trình làm lành da. Nên lựa chọn kem dưỡng có thành phần tự nhiên, giúp ngăn ngừa sẹo, nhất là khi zona xuất hiện ở mặt, quanh mắt hoặc cổ.

Tăng cường sức khỏe bằng chế độ ăn

Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn, dễ gây biến chứng. Vì thế thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ và tập thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch là biện pháp hiệu quả.

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa các loại vitamin và dưỡng chất như:

– Vitamin C, E, 

– Acid amin lysine, 

– Vitamin A, B12,… 

– Các loại thực phẩm tốt như: trứng, sữa, lá rau xanh, thịt bò, cá, thịt gà, cây họ đậu, trái cây có màu vàng,…

– Tránh ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thu nạp quá nhiều đường và thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế. Những thực phẩm này có thể khiến hệ thống miễn dịch suy yếu thêm. Từ đó khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

** Lưu ý: Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc. Mọi chỉ định điều trị và sử dụng thuốc đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.

Trên đây là những thông tin về bệnh Zona thần kinh. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng bệnh cần điều trị kịp thời và đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Vậy đột quỵ ở trẻ em triệu chứng thế nào? Nguyên nhân ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đột quỵ ở trẻ khác gì đột quỵ ở người lớn Đột quỵ là […]