Viêm Amidan khi nào cần cắt?

09/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới!

Viêm Amidan khi nào cần cắt?
Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là gì?

Amidan là tổ chức lympho lớn nhất cơ thể, tập trung thành đám ở phía dưới niêm mạc hầu, tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer gồm: amidan vòm họng (VA), amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi. Trong đó, amidan hay bị viêm nhất là amidan khẩu cái, nằm ở hai bên thành họng.

Viêm amidan xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào vùng mũi họng. Amidan không đủ sức chống lại các tác nhân có hại, từ đó bị sưng đỏ, viêm. Vi khuẩn bị tiêu diệt sẽ để lại xác trên amidan, cùng với đó là xác bạch hầu, mô hoại tử liên kết với nhau tạo thành các cục mủ hôi, có thể rớt ra khỏi amidan.

Amidan khi bị viêm nhiều lần sẽ bị yếu đi khả năng chống lại vi khuẩn. Các ổ viêm trên amidan có thể làm khởi phát các đợt viêm vùng họng, ảnh hưởng đến sức khỏe đường hô hấp.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan

Viêm amidan thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra các triệu chứng đặc trưng như:

– Hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật do sự tích tụ của vi khuẩn và tồn đọng dịch mủ ở amidan.

– Phì đại amidan khiến ăn uống khó khăn, giọng nói không rõ, ngáy ngủ, ngưng thở khi ngủ. Người bệnh có thể bị rối loạn cộng hưởng thở, tiếng nói và nuốt nếu amidan phì đại quá mức.

– Xuất huyết amidan làm xuất hiện những chấm mủ trắng hoặc vàng ở hốc miệng.

– Có hạch bạch huyết trong cổ, thường thấy ở thành sau họng gây sưng đỏ, đau và tăng lượng tế bào bạch huyết.

– Phản ứng phụ: khó tiêu, sốt, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau đầu…

Biến chứng của viêm amidan

Amidan nếu không được điều trị phù hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Áp xe quanh amidan gây đau sưng họng, khó nuốt, nói không ra tiếng, hơi thở có mùi hôi, sốt cao, đau đầu, chảy nước dãi…

– Nổi ban, nổi hạch, đau họng, ói mửa, họng đỏ, lưỡi đỏ,

– Tim đập nhanh. Một số trường hợp, người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim cấp, viêm nội mạc tim, viêm cơ tim, biến chứng viêm tai giữa

– Viêm khớp cấp gây sưng, đỏ, nóng các khớp đầu gối, cổ tay, ngón tay, ngón chân. Viêm khớp cấp thể gây biến chứng bệnh lý màng tim.

– Viêm cầu thận, viêm thận cấp với các dấu hiệu: phù chân, phù mặt…

– Rối loạn nhịp thở khi ngủ, ngủ ngáy. Ở một số trường hợp, người bệnh có thể bị ngạt thở do thiếu oxy.

Khi nào viêm amidan phải cắt?

Vai trò của amidan chính là bảo vệ đường hô hấp, chống lại các tác nhân gây bệnh có hại (vi khuẩn, virus, vi trùng) để chúng không xâm nhập vào cơ thể. Bởi vậy, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng cần cắt bỏ amidan. 

Thực tế, việc chỉ định cắt amidan thường hạn chế. Trẻ bị viêm amidan cần được thăm khám, điều trị phù hợp và chỉ cắt khi thực sự cần thiết.

Cắt amidan chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết
Cắt amidan chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết

Các trường hợp cần cắt amidan

Thông thường, amidan thường chỉ được cắt khi:

– Viêm amidan mạn tính tái phát với tần suất cao: hơn 7 lần/năm, 5 lần/2 năm liên tiếp, 3 lần/ 3 năm liên tiếp.

– Ổ viêm nặng gây tắc nghẽn đường thở, ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy.

– Viêm amidan nặng với các triệu chứng kéo dài tới hơn 2 tuần. Viêm có thể gây biến chứng: nhiễm trùng huyết, áp xe quanh amidan…

– Các trường hợp ít gặp như: cắt amidan trước khi ghép tạng, u amidan…

Các phương pháp cắt amidan

Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm
Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm

Qua việc thăm khám và tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cắt amidan phù hợp. Các phương pháp phổ biến hiện nay:

– Cắt amidan bằng coblator công nghệ plasma

Phương pháp này giúp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ amidan an toàn, ít gây biến chứng và có khả năng phục hồi nhanh. Bác sĩ sử dụng năng lượng tần số vô tuyến trong trường plasma để phá vỡ liên kết phân tử, làm tan mô mềm hoặc bóc tách ở nhiệt độ 40 – 70 độ C, đồng thời vẫn duy trì sự toàn vẹn của các mô xung quanh.

– Cắt amidan bằng laser

Phương pháp này ít gây đau, chảy máu, khó chịu bằng việc sử dụng sóng laser để đốt amidan. Hạn chế của cắt amidan bằng laser chính là nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và dây thanh quản bị ảnh hưởng nếu không được chăm sóc sau cắt đúng cách.

– Cắt amidan bằng dao điện

Ưu điểm của phương pháp này chính là khả năng cầm máu tốt do sử dụng dao điện với nhiệt độ lên tới 300 – 400 độ C để tách các mô liên kết, bóc tách toàn bộ amidan. Tuy nhiên, hậu phẫu, người bệnh thường bị đau và khó chịu nhiều do các mô tổn thương sâu bởi nhiệt độ cao.

– Mổ cắt amidan bằng phương pháp Sluder

Phương pháp này thường được sử dụng với các trường hợp amidan kích thước lớn. Sau phẫu thuật, người bệnh có nguy cơ chảy máu và nhiễm khuẩn, cần được theo dõi cẩn trọng.

– Cắt amidan bằng bóc tách và thòng lọng (Anse)

Thường được chỉ định với trường hợp viêm amidan mạn tính, mạn tính thế ẩn hay amidan xơ teo, có nhiều tổ chức xơ dính quanh hố amidan. Đây là phương pháp cổ điển, dễ gây chảy máu và cần cột chỉ để cầm máu hố mổ.

– Cắt amidan bằng dao mổ siêu âm

Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, ít gây đau đớn, biến chứng và có khả năng cầm máu tốt. Bác sĩ sử dụng dao mổ siêu âm sử dụng tần số cao để tạo vết mổ, thủy phân và tăng nhiệt độ từ 60 – 100 độ C.

Biến chứng có thể gặp phải khi cắt amidan

Trước khi cắt amidan, người bệnh cần phải làm xét nghiệm kỹ để kiểm tra chức năng gan, thận và khả năng đông máu để tránh nguy cơ tai biến đáng tiếc có thể xảy ra. 

Biến chứng khi cắt amidan

Cắt amidan có thể biến chứng tử vong khi:

– Phản ứng với thuốc gây tê, gây mê

– Cắt không đúng kỹ thuật (chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm máu được)

– Bệnh nhân rối loạn đông máu

Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn về dinh dưỡng và vệ sinh răng miền từ bác sĩ. Trong 7 – 10 ngày sau cắt, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Đối tượng không nên cắt amidan

Cắt amidan thường ít được chỉ định ở các đối tượng:

– Trẻ dưới 5 tuổi: để tránh ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch.

– Người lớn trên 45 tuổi, đặc biệt là người mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… để tránh nguy cơ chảy máu do amidan xơ dinh.

Việc cắt amidan cần được thực hiện tại các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa tai mũi họng. Người bệnh không nên phẫu thuật tại các phòng tư nhỏ vì nguy cơ gặp sự cố và biến chứng rất cao.

Tại Bệnh viện Quốc tế DoLife, người bệnh được thăm khám và điều trị trực tiếp với bác sĩ đầu ngành Tai Mũi Họng tại Việt Nam, giúp mang đến hiệu quả thăm – khám – chữa tốt nhất. Đặc biệt, bệnh nhân có thể đặt lịch thăm khám trực tiếp với GS.TS.BS Nguyễn Tấn Phong – chuyên gia đầu ngành với hơn 40 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tai Mũi Họng.  

Để được tư vấn về việc cắt amidan và nhận ưu đãi KHÁM MIỄN PHÍ tai mũi họng với chuyên gia tại DoLife, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 1984 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến. Tình trạng này khiến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc phải bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục khớp cắn sâu như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau! Khớp cắn sâu là […]

Mù màu: Những thông tin cần biết

Mù màu: Những thông tin cần biết

Người mắc bệnh mù màu là người không có khả năng phân biệt các màu sắc khác nhau. Vậy mù màu là bệnh gì? Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh mù màu trong bài viết dưới đây. Mù màu là bệnh gì? Bệnh mù màu, hay còn gọi là loạn sắc, là một […]

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Hở hàm ếch ở trẻ có gây nguy hiểm không? Điều trị thế nào? Cùng DoLife tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Hở hàm ếch là bệnh gì? Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi […]

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ có triệu chứng là gì?

Đậu mùa khỉ là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Tìm hiểu về bệnh đậu mùa khỉ? Đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh nhiễm virus hiếm gặp do virus […]