Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay! - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

04/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật.

Tổng quan về trật khuỷu tay

Khuỷu tay là phần sau cánh tay và là một trong các khớp trên cơ thể, giúp cánh tay thực hiện các hoạt động gập, duỗi, sấp, ngửa… Khớp khuỷu tay được tạo thành từ 3 đầu xương: đầu dưới xương cánh tay, đầu trên xương trụ và xương quay.

Nếu khớp khuỷu tay bị trật, cơ chế hoạt động của khuỷu tay sẽ bị ảnh hưởng.

Trật khuỷu tay là gì?

Trật khớp khuỷu tay là tình trạng mặt khớp khuỷu tay bị di lệch một phần hoặc hoàn toàn khỏi vị trí ban đầu. 

Thông thường, dây chằng có chức năng kết nối các xương và khớp ở khuỷu tay ở đúng vị trí. Khi chịu tác động từ yếu tố ngoại cảnh, các khớp, xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu từ đó gây ra trật khớp. Các chấn thương thường là do ngã hoặc tai nạn, gây ra nhiều đau đớn và khó khăn trong cử động khớp khuỷu tay. Nếu không được điều trị, nắn chỉnh sớm, người bệnh có thể bị biến dạng chi, đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trật khớp khuỷu tay có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ người lớn đến trẻ nhỏ, nam tới nữ. Trong đó, trẻ em là đối tượng bị trật khuỷu tay nhiều nhất do dây chằng ở lứa tuổi này vẫn còn lỏng lẻo khiến khớp dễ bị xô lệch.

Phân loại

Trật khuỷu tay được chia thành 2 loại chính:

– Trật ra sau (chiếm khoảng 90% tổng số ca trật khuỷu tay)

Đầu trên hai xương cẳng tay bị lệch ra khởi khớp, kéo lên trên mặt sau đầu dưới xương cánh tay. Hai xương có thể nghiêng sang bên, trật ra sau, lệch vào trong hoặc ra ngoài.

Ngoại trừ dây chằng vòng, mọi dây chằng của người bệnh đều bị rách. Nếu dây chằng vòng cũng bị tổn thương, chỏm xương quay sẽ bật hẳn ra ngoài khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Trật ra trước

Tình trạng này thường chỉ xảy ra khi có dấu hiệu đứt dây chằng (trừ dây chằng vòng), gãy mỏm khuỷu, đụng giập cơ nhị đầu, tổn thương dây thần kinh trụ, cơ bám mỏm trên lồi cầu…

Các dạng trật khớp khuỷu tay
Các dạng trật khớp khuỷu tay

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây trật khớp khuỷu tay khá đa dạng. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất như:

– Ngã chống bàn tay xuống đất trong tư thế duỗi khuỷu.

– Tai nạn giao thông.

– Nâng/kéo tay không đúng cách (thường xảy ra ở trẻ nhỏ).

Dấu hiệu nhận biết trật khuỷu tay

Triệu chứng

Khi bị trật khớp khuỷu tay, người bệnh cảm nhận rõ những dấu hiệu như:

– Đau nhức ở khu vực khớp khuỷu tay.

– Dây chằng rách gây tụ máu khiến phần khuỷu sưng to.

– Không duỗi hoặc gấp cẳng tay được. Phần cẳng tay như ngắn đi còn phần cánh tay như dài ra.

– Sờ vào thấy được bờ xương tròn của đầu dưới xương cánh tay, mỏm khuỷu nhô ra sau, xương quay lồi đầu trên ra ngoài phía sau.

– Xuất hiện hiệu ứng lò xo khi hơi gấp khuỷu tay rồi buông ra (Cẳng tay tự động bật về vị trí ban đầu).

Để xác định chính xác tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành chụp Xquang góc thẳng và góc nghiêng của khớp khuỷu. Chụp CT cũng được chỉ định để tìm thêm các tổn thương và thế trật.

Biến chứng

Nếu không được xử lý đúng cách kịp thời, trật khớp khuỷu tay có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mạch máu và hệ thần kinh. Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:

– Biến chứng thần kinh: tổn thương thần kinh liên cốt trước, tổn thương thần kinh giữa…

– Biến chứng mạch máu (chiếm tỷ lệ khoảng 1 – 5%) khi động mạch cánh tay bị co thắt, chèn ép hoặc rách.

Điều trị trật khuỷu tay

Trật khuỷu tay cần được điều trị kịp thời, ngay lập tức để tránh các biến chứng không đáng có. Trước khi điều trị, người bệnh sẽ được chụp Xquang để kiểm tra xương và xem xét các mạch máu, dây thần kinh, mức độ tổn thương của dây chằng. Tùy vào tình trạng tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

Nắn khớp khuỷu tay

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý nắn khớp khuỷu tay tại nhà. Việc nắn khớp cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh gây tổn thương nguy hiểm cho khớp.

Trước khi nắn khớp, người bệnh thường được cho dùng thuốc giảm đau và làm thư giãn cơ bắp. Sau đó, người bệnh được đặt nằm ngửa, gây tê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ trật khớp. Khi thực hiện nắn khớp, bác sĩ nắm phần cổ tay người bệnh rồi kéo với lực chậm, tăng dần theo hướng cẳng tay cho đến khi khuỷu tay gập, cẳng tay ngửa và khớp khuỷu về đúng vị trí chính xác.

Kỹ thuật nắn trật khớp khuỷu tay cần được thực hiện bởi bác sĩ
Kỹ thuật nắn trật khớp khuỷu tay cần được thực hiện bởi bác sĩ

Phẫu thuật

Với trường hợp nắn khớp không thể giúp người bệnh phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đưa khớp khuỷu về lại vị trí ban đầu. Thông thường, phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp kẹt khớp hoặc trật khớp khuỷu chèn ép mạch máu và dây thần kinh.

Trật khuỷu tay có cần bó bột không?

Tùy vào tình trạng trật khớp mà sau khi đưa khớp xương về đúng vị trí, bác sĩ có thể tiến hành đeo nẹp hoặc bó bột cho người bệnh trong khoảng vài tuần. Việc này giúp người bệnh hạn chế cử động phần khuỷu từ đó giúp khuỷu tay phục hồi nhanh chóng. Với trường hợp nhẹ, thời gian bó bột thường diễn ra khoảng 10 ngày. Với các trường hợp nghiêm trọng hơn, bó bột có thể kéo dài từ 3-4 tuần. 

Sau khi tháo bột, người bệnh cần thực hiện tập luyện hành động gập duỗi khuỷu và vận động nhẹ nhàng để phục hồi chức năng khuỷu. Đặc biệt lưu ý không được xoa nắn vùng khuỷu để tránh tình trạng vôi hóa cạnh khớp.

Sau điều trị, người bệnh cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng
Sau điều trị, người bệnh cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng

Trên đây là những thông tin chung về trật khớp khuỷu tay. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324