Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Trật khớp: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Trật khớp: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

16/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trật khớp là tình trạng tổn thương không hiếm gặp, tuy nhiên cũng dễ bị nhầm lẫn với bong gân. Làm sao để nhận biết trật khớp? Xử trí với tổn thương này như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới!

Tổng quan về trật khớp

Khớp đóng vai trò liên kết các đầu xương để tạo nên một cấu trúc tổng thể phục vụ sự chuyển động linh hoạt của cơ thể. Người trưởng thành bình thường có 206 xương và khoảng 360 khớp xương.

Dựa trên chức năng, khớp được chia thành 3 loại:

– Khớp bất động. Ví dụ: khớp giữa các xương sọ.

– Khớp bán động. Ví dụ: khớp đốt sống.

– Khớp động/ Khớp hoạt dịch: thường thấy ở các chi.

Thành phần của khớp hoạt dịch gồm:

– Chỏm và ổ khớp

– Dây chằng

– Bao hoạt dịch để bôi trơn và nuôi sụn khớp, ngăn ngừa nhiễm trùng

– Mạch nuôi khớp

Trật khớp là gì?

Trật khớp (Sai khớp – Dislocation) là tình trạng chấn thương khớp khi các đầu xương di chuyển bất thường làm mặt khớp lệch khỏi vị trí bình thường. Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào nhưng phổ biến nhất là ở khớp hoạt dịch tại các vị trí: đầu gối, cổ chân, hông, vai, khuỷu tay, quai hàm, ngón tay, ngón chân…

Trật khớp là tình trạng khẩn cấp cần được xử trí và điều trị ngay để tránh biến chứng.

Các vị trí thường bị trật khớp

Bất kỳ vị trí nào có khớp đều có thể xảy ra trật khớp. Trong đó, các vị trí phổ biến nhất gồm:

Khớp vai

Khớp vai là nhóm khớp lớn, linh hoạt và có biên động vận động lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của chi trên. Trật khớp vai cũng là chấn thương trên vai phổ biến nhất, chiếm tới 50 – 60% các trường hợp trật khớp. 

Hình ảnh trật khớp vai
Hình ảnh trật khớp vai

Chấn thương này thường xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của khớp vai và cả cánh tay. Nếu không được xử trí đúng cách kịp thời, trật khớp vai có thể làm hạn chế tầm vận của vai, cứng khớp vai, ảnh hưởng tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Khớp cùng đòn

Khớp cùng đòn là khớp bán động nối mặt trong của xương cùng vai với đầu ngoài xương đòn. Khi bị sai khớp cùng đòn, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu:

+ Vận động khớp vai bị hạn chế và gây đau.

+ Bên vai bị chấn thương xệ xuống, đầu ngoài của xương đòn nhô lên.

+ Có thể ấn xương đòn trở về vị trí ban đầu nhưng xương cũng nhô lại lên ngay khi bỏ tay ra.

+ Đau, sưng, tím phần vai bị chấn thương.

Khớp cổ tay

Khi bị sai khớp cổ tay, người bệnh có thể quan sát thấy tay bị lệch, không thể xoay cổ tay, khó chịu và đau khi cầm nắm mọi vật.

Khớp bàn tay, ngón tay

Khớp vùng bàn tay có thể trật về phía sau, trước hoặc sang hai bên làm bàn tay biến dạng rõ ràng. Người bệnh cảm nhận rõ cơn sưng đau ở tay. Đặc biệt, tổn thương này còn có thể gây đứt dây chằng hỗ trợ.

Khớp háng

Phần lớn các trường hợp trật khớp háng là tình trạng trật về phía sau gây ngắn chi, khép chân, xoay trong. Thời gian tối ưu để điều trị trật khớp háng là trong vòng 6 giờ sau khi khớp bị trật để tránh nguy cơ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Sau khi được nắn trật, người bệnh cần chụp lại CLVT để xác định tình trạng xương, tránh tình trạng gãy xương, mảnh vỡ gãy gây kẹt khớp.

Trật khớp háng
Sai khớp háng

Khớp gối

Trật khớp gối thường liên quan đến các chấn thương nặng khiến khớp gối bị trật ra phía sau. Đây là một loại chấn thương nguy hiểm do các cấu trúc hỗ trợ khớp gối có thể bị tổn thương làm suy giảm độ vững của khớp.

Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, người bệnh có thể gặp phải biến chứng thiếu máu chi. Với trường hợp nghiêm trọng, chi có thể bị cắt cụt.

Bánh chè

Trật bánh chè là chấn thương phổ biến, gặp nhiều nhất ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì có bất thường khớp đùi chè mạn tính. Các biểu hiện của trật bánh chè thường khá rõ ràng. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chấn thương chỉnh hình để tránh nguy cơ biến chứng.

Khớp cổ chân (mắt cá)

Chấn thương này thường xảy ra ở vận động viên. Trật khớp cổ chân gây đau tím, khó cử động, biến dạng cổ chân. Để điều trị, người bệnh cần được áp dụng các biến pháp như: nắn trật nẹp, di chuyển xương về đúng vị trí, bó bột hoặc phẫu thuật. Nếu không được điều trị đúng, người bệnh có thể gặp biến chứng cứng khớp, viêm khớp, nhiễm trùng khớp, gãy xương…

Trật khớp cổ chân
Sai khớp cổ chân

Khớp bàn chân giữa

Đây là một chấn thương không hiếm gặp, thường xảy ra do ngã trong tư thế gấp gan bàn chân. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như: đau mạn tính, hội chứng khoang bàn chân, tàn phế…

– Khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm có thể bị trật do chấn thương hoặc do há miệng rộng, cắn mạnh, ngáp rộng hoặc khi can thiệp nha khoa. Khi khớp bị trật, người bệnh há miệng rộng và không thể ngậm miệng được. Thời gian bị trật càng lâu, khớp càng khó nắn về.

Khớp khuỷu

Sai khớp khuỷu là một trong những chấn thương trật khớp phổ biến nhất. Trong đó, khi điều trị, người bệnh cần khoảng 3 – 4 tuần để hồi phục hoàn toàn.

Nguyên nhân gây trật khớp

Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tập luyện chiếm tới 80 – 90% nguyên nhân gây trật khớp. Trong đó, phổ biến là cơ chế chấn thương gián tiếp: lực chấn thương tác động lên xương tạo lực đòn bẩy làm trật chỏm xương khỏi ổ cối… Với các cơ chế trực tiếp, người bệnh thường bị trật khớp hở.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây trật khớp như: bẩm sinh, bệnh lý (viêm xương khớp háng…), liệt cơ delta…

Dấu hiệu nhận biết trật khớp

Dấu hiệu của trật khớp

Trật khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào với các dấu hiệu chung như:

– Bầm tím, sưng nề da tại vùng khớp bị trật.

– Khớp đau, cứng, suy giảm hoặc mất vận động.

– Hõm khớp rỗng.

– Biến dạng toàn chi.

– Khớp gồ lên bất thường.

– Xuất hiện các biến dạng: vai vuông góc (trật khớp vai), “nhát rìu” (trật khớp khuỷu ra sau), “phím đàn dương cầm” (trật khớp vùng vai đòn)…

Phân biệt trật khớp với bong gân

Dù đều là chấn thương vật lý với biểu hiện ngoài da khá tương đồng (bầm tím) nhưng trật khớp và bong gân vẫn có nhiều điểm khác biệt:

– Trật khớp:

+ Đau nhức diễn ra dữ dội

+ Vùng quanh khớp sưng tấy

+ Khớp bị biến dạng, không thể cử động bình thường

– Bong gân:

+ Đau nhẹ hơn

+ Xuất hiện sưng phù nhẹ

+ Khớp gần như không thay đổi, vẫn có thể hoạt động được nhưng thiếu linh hoạt

Phương pháp điều trị trật khớp

Việc điều trị trật khớp cụ thể cần dựa trên mức độ nghiêm trọng và vị trí chấn thương. Về cơ bản việc điều trị cần có:

– Xử lý ban đầu

+ Chườm lạnh để giảm đau

+ Kê cao khớp trong thời gian chờ gặp bác sĩ

– Điều trị trật khớp

+ Định vị lại khớp bằng các phương pháp như: nẹp xương, bó bột hay phẫu thuật.

+ Dùng thuốc giảm sưng, đau, viêm.

+ Nghỉ ngơi hợp lý để khớp trở về vị trí cũ và hồi phục.

+ Phục hồi chức năng để tăng cường cơ, dây chằng quanh khớp.

Tùy vào mức độ tổn thương mà thời gian phục hồi ở từng trường hợp là khác nhau, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ để đạt hiệu quả tối ưu.

Trên đây là những thông tin chung về trật khớp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp điều trị như thế nào?

U nang tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó khiến cuộc sống của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Hãy cùng DoLife tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang tuyến giáp trong bài viết nhé! U nang […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324