Trật khớp vai: Nhận biết và cách điều trị

17/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Trật khớp vai là chấn thương vai phổ biến nhất, chiếm tới 50 – 60% các loại sai trật khớp. Đây cũng là chấn thương thường gặp ở người trẻ. Làm sao để nhận biết và phương pháp điều trị như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới!

Tổng quan về trật khớp vai

Khớp vai

Khớp vai thuộc nhóm khớp lớn, có biên độ vận động lớn nhất và cũng là khớp linh hoạt, thường xuyên phải di chuyển nhất trong cơ thể. Khớp vai có vai trò quan trọng trong hoạt động của chi trên.

Cấu tạo của khớp vai gồm:

– Chỏm cầu (đầu trên xương cánh tay)

– Khớp lõm (ổ chảo)

– Bao xơ (bao khớp)

– Dịch khớp

Trật khớp vai

Trật khớp vai (Sai khớp vai – Dislocated Shoulder) là tình trạng trật chỏm xương cánh tay khỏi ổ chảo xương bả vai gây biến dạng khớp. Đây là một dạng chấn thương thường gặp, gây đau đớn và ảnh hưởng tới khả năng vận động. 

Trật khớp vai cũng có thể đi kèm với tổn thương dây chằng, ảnh hưởng tạm thời đến vận động của vai.

Các dạng trật khớp vai

Dựa trên vị trí trật chỏm xương cánh tay khỏi ổ chảo xương vai, trật khớp bả vai được chia thành 3 dạng chính:

– Trật vai ra trước (chiếm 95% số ca chấn thương trật khớp vùng vai): Chỏm xương lật ra trước ổ chảo xương vai theo hướng xuống dưới hoặc vào trong theo các dạng: chỏm ngoài mỏm quạ, chỏm trong mỏm quạ, chỏm dưới mỏm quạ và chỏm dưới xương đòn.

– Trật vai ra sau (chiếm khoảng 5%): thường liên quan đến tình trạng ngã trong tư thế khép vai.

– Trật vai xuống dưới ổ chảo (hiếm gặp): cánh tay lật ngược lên trên.

Chỏm xương cánh tay bị trật ra khỏi ổ chảo xương bả vai
Chỏm xương cánh tay bị trật ra khỏi ổ chảo xương bả vai

Nguyên nhân

Trật khớp vai thường không gây nguy hiểm tới tính mạng. Đây cũng là một chấn thương thường gặp, đặc biệt là ở người trẻ. Tuy nhiên, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải chấn thương này. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như:

– Tai nạn lao động do bê vác, nâng vật nặng bằng cổ vai gáy.

– Tai nạn giao thông gây va đập mạnh.

– Chấn thương khi chơi thể thao, tập luyện, đặt biệt là những môn có tính đối kháng cao như: bóng đá, khúc côn cầu, bóng chuyền, bóng rổ… hay các môn mạo hiểm như: đạp xe địa hình, lướt ván…

– Tai nạn sinh hoạt khi ngã chống tay xuống, đập vai…

Dấu hiệu của trật khớp vai

Không ít trường hợp mọi người không phát hiện ra bản thân bị trật khớp vai dù vùng vai xuất hiện đau nhức sau chấn thương. Cần lưu ý các triệu chứng phổ biến:

– Phần vai xuất hiện biến dạng có thể nhìn rõ bằng mắt thường: sờ thấy hõm khớp rỗng ở vai (do chỏm xương cánh tay bật ra ngoài).

– Khớp vai đau dữ dội.

– Vùng vai, cánh tay xuất hiện tình trạng sưng tím.

– Không thể di chuyển khớp vai.

– Vùng bị chấn thương có thể xuất hiện tình trạng tê, ngứa ran. 

– Cơ bắp vùng vai bị co thắt.

Trật khớp bả vai gây ra những cơn đau dữ dội
Trật khớp bả vai gây ra những cơn đau dữ dội

Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng:

– Tắc động mạch nách. Tổn thương mạch máu

– Tổn thương thần kinh: liệt dây thần kinh mũ làm mất cảm giác vùng cơ delta, không dạng được cánh tay.

– Hạn chế cử động vùng vai. Hoạt động chi trên kém linh hoạt, suy giảm khả năng giữ thăng bằng, nắm, ném…

– Vỡ bờ ổ chảo. Gãy xương.

– Tổn thương đai xoay vai.

Người bị trật khớp vai nếu được điều trị đúng phác đồ và kịp thời thì sẽ nhanh chóng bình phục trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khả năng bị trật khớp vai nhiều lần, tái đi tái lại rất dễ xảy ra nếu bạn hoạt động sai tư thế hoặc bị tổn thương thực thể bên trong khớp vai.

Các phương pháp điều trị trật khớp vai

Tình trạng trật khớp vai sẽ biến mất, người bệnh nhanh chóng bình phục nếu được điều trị theo đúng phác đồ. Tùy vào mức độ chấn thương mà người bệnh sẽ được điều trị theo phương pháp phù hợp.

Các hướng điều trị trật khớp vai phổ biến:

– Nắn khớp vai

Nắn sai khớp vai thường được áp dụng với những trường hợp trật khớp mới. Để đưa chỏm xương cánh tay về đúng vị trí trong hõm khớp ổ chảo, bác sĩ thực hiện một vài thao tác nhẹ nhàng để nắn chỉnh. Tùy vào mức độ sưng đau, người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm các loại thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần phù hợp.

Khi khớp được đưa về đúng vị trí, các triệu chứng đau sẽ được cải thiện rõ rệt.

– Phẫu thuật

Với các trường hợp vai trật khớp, mất vững do giãn/yếu dây chằng, tổn thương xương, sụn viền có nguy cơ tái phát chấn thương, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật để điều trị tốt nhất. Ở một số trường hợp đặc biệt khi dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương, người bệnh có thể phải tiến hành mổ sớm.

Hiện nay, phẫu thuật nội soi là phương pháp phổ biến, được áp dụng nhiều nhất. Dựa trên công cụ chuyên biệt, bác sĩ thực hiện gây mê toàn thân cho người bệnh rồi phẫu thuật giúp các khớp về đúng vị trí. Người bệnh cũng có thể được tiêm thuốc ngăn chặn tạm thời các tín hiệu thần kinh gây đau ở vai để giảm đau nhức.

– Nẹp cố định

Người bệnh được sử dụng loại áo/ nẹp hoặc túi đeo tay chuyên biệt để giữ vai, tay ổn định giúp phục hồi xương khớp.

– Các biện pháp hỗ trợ

Cùng với các biện pháp điều trị, người bệnh cũng có thể được chỉ định thêm các biện pháp hỗ trợ để rút ngắn thời gian phục hồi:

+ Dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ để thoải mái hơn trong quá trình điều trị.

+ Phục hồi chức năng để khôi phục khả năng vận động của khớp vai.

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng vai
Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng vai

Trên đây là những thông tin chung về trật khớp vai. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?

Trẻ sinh non 8 tháng có phát triển bình thường được không?

Một thai kỳ đầy đủ để trẻ sinh ra an toàn, khỏe mạnh là thai đạt khoảng đủ 40 tuần tuổi. Việc sinh sớm từ 3 – 6 tuần có thể mang đến những rủi ro nhất định cho mẹ và bé. Vậy trẻ sinh non 8 tháng có sao không? Để DoLife giúp bạn […]

Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh Trĩ Ngoại có nguy hiểm không? Khi nào cần phẫu thuật?

Theo nghiên cứu, trĩ chiếm khoảng 35-50% trong tổng số các bệnh về hậu môn trực tràng ở Việt Nam. Để hiểu đúng về trĩ ngoại và trả lời cho câu hỏi Trĩ ngoại độ mấy cần phẫu thuật?, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Trĩ ngoại là bệnh gì? Bệnh trĩ ngoại […]

Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật

Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nhất, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy cần có cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật chuẩn y khoa để giảm thiểu tối đa nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn […]

Viêm âm đạo và những thông tin cần biết

Viêm âm đạo và những thông tin cần biết

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ đã lập gia đình. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích bạn nhé! Thông tin […]