Cảm cúm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

02/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc bệnh cảm cúm tại Việt Nam cao gấp 5 lần trung bình thế giới, lên tới hơn 3.700/100.000 dân. Trong đó, các loại virus cúm gây bệnh phổ biến là cúm A H3N2, cúm A H1N1, cúm B, cúm C.

Thông tin chung về bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, tỷ lệ cúm ở người lớn là 5 – 10% còn ở trẻ nhỏ là 20 – 30%. Bệnh có thể phát tán ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường bùng thành dịch khi thời tiết giao mùa hoặc vào mùa mưa. 

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính gây ra bởi virus cúm. Virus lây nhiễm và tấn công hệ hô hấp qua đường mũi, cổ họng, ống phế quản, phổi gây ra các triệu chứng bệnh.

Cảm cúm đa phần có diễn biến nhẹ. Người bệnh thường có thể tự hồi phục sau 2 – 7 ngày. Ở một số ít trường hợp bệnh trở nặng, khi người bệnh có bệnh nền là các bệnh mạn tính hay bị suy giảm miễn dịch, cúm có thể gây biến chứng nặng, gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Phân loại cúm

Cảm cúm thường được chia thành 3 loại là:

– Cúm A (cúm mùa): có khả năng lây nhiễm cao, thường xuyên thay đổi tạo ra nhiều biến chủng mới. Hai loại cúm A phổ biến hiện nay là cúm A H1N1 và cúm A H3N2.

– Cúm B: thường bùng phát, gây bệnh theo mùa. Virus cúm B chỉ gây bệnh ở người và không gây ra những đợt lây nhiễm lớn.

– Cúm C: thường có triệu chứng nhẹ hơn so với cúm A và cúm B. Bệnh ít có biến chứng.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm

Cúm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cảm cúm như:

– Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi và người già từ 65 tuổi. Theo số liệu từ CDC, mỗi năm, số trẻ phải nhập viện do biến chứng liên quan tới cảm cúm khoảng 20.000 trường hợp.

– Người béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên.

– Người có hệ miễn dịch suy yếu, đang điều trị ung thư, sử dụng steroid trong thời gian dài…

– Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

– Phụ nữ sau sinh , đặc biệt là trong khoảng 2 tuần sau sinh.

Triệu chứng cảm cúm

Các triệu chứng của cảm cúm có thể xuất hiện từ nhẹ tới nặng. Các triệu chứng cũng có thể khá tương đồng với cảm lạnh, bởi vậy người bệnh cần hiểu rõ bệnh lý để tránh nhầm lẫn.

Cảm lạnh thường có diễn biến chậm. Ngược lại, cảm cúm có diễn biến khá nhanh và đột ngột. Sau khi tiếp xúc với virus cúm từ 48 – 72 giờ, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:

– Sốt cao từ 39 – 41 độ C.

– Ớn lạnh, đổ mồ hôi.

Viêm họng, ho khan.

– Chảy nước mũi, nghẹt mũi.

– Đau đầu, mệt mỏi.

– Khó thở.

– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Thông thường, các triệu chứng cúm sẽ tự biến mất sau khoảng 4 – 7 ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng với các nguy cơ biến chứng nếu:

– Sốt cao kéo dài trên 3 ngày.

– Cảm thấy tức ngực, khó thở, mất ý thức.

– Có dấu hiệu mất nước

Nguyên nhân gây bệnh cúm

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến cảm cúm chính là sự tấn công của virus cúm (Influenza virus). Virus tồn tại trong không khí và xâm nhập và cơ thể qau đường mắt, mũi, miệng rồi gây bệnh.

Đường lây truyền

Cảm cúm có khả năng lây truyền cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành đại dịch. Việc lây truyền virus cúm từ người sang người thường qua 2 đường chính:

– Lây nhiễm qua dịch tiết đường hô hấp do ho, hắt xì khiến virus phát tán trong không khí.

– Lây nhiễm qua bề mặt tiếp xúc do sử dụng chung các vật dụng (quần áo, khăn, bàn chải, cốc nước…) hoặc do tiếp xúc với dịch tiết bắn ra ngoài bám lên các đồ vật.

Các đợt cảm cúm đỉnh điểm thường xuất hiện vào tháng 3, tháng 4, tháng 10 và tháng 11 hàng năm khi thời tiết chuyển mùa. Bởi vậy, người dân cần chủ động phòng bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Cách chẩn đoán cảm cúm

Việc chẩn đoán cảm cúm thường dựa trên các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện virus cúm như:

– RT-PCR: thường cho kết quả trong vòng 4 – 6 giờ.

– Miễn dịch huỳnh quang thường cho kết quả sau khoảng vài giờ.

– Xét nghiệm nhanh RIDTs thường cho kết quả chỉ sau 10 – 15 phút.

– Phân lập virus thường được thực hiện với những đối tượng có yếu tố dịch tễ với cúm.

– Xét nghiệm huyết thanh (độ đặc hiệu và độ nhạy khoog cao).

Phương pháp điều trị cúm

Cách điều trị

Hiện cảm cúm vẫn chưa có cách điều trị cụ thể. Việc điều trị đều hướng đến giảm nhẹ triệu chứng bệnh giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Trong đó, các phương pháp thường được áp dụng:

– Nghỉ ngơi

Nếu không xảy ra biến chứng, người mắc cảm cúm thường tự khỏi sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi, dưỡng sức. Trong đó, người bệnh cần tăng cường dinh dưỡng, bổ sung trái cây và rau quả để nâng cao hệ miễn dịch, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

– Giảm đau bằng thuốc

Tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu như ho, nhức đầu, sổ mũi…

– Dùng thuốc kháng virus

Với trường hợp người bệnh xuất hiện nguy cơ biến chứng cao hoặc bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng virus. Việc sử dụng thuốc đúng cách mang đến hiệu quả hữu hiệu trong việc giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.

Các loại thuốc kháng virus thường được kê đơn như: oseltamivir (Tamiflu®), zanamivir (Relenza®) và peramivir (Rapivab®) và thường được sử dụng với các trường hợp mắc cúm A, cúm B. 

Sử dụng thuốc kháng virus có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn ói… tuy nhiên không quá đáng lo ngại.

– Dùng kháng sinh

Thực tế, kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị bệnh cúm. Tuy nhiên, với trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu và mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong thời gian bị cúm, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Cách phòng ngừa cúm

Tiêm ngừa cúm hàng năm là phương pháp phòng cúm đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hàng đầu. Việc tiêm vắc-xin cúm giúp giảm tới 60% tỷ lệ mắc bệnh và giảm tới 80% nguy cơ tử vong do bệnh lý liên quan đến cảm cúm. Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế cũng cho biết, việc tiêm vắc xin giúp bảo vệ cơ thể lên tới 90% nguy cơ mắc cảm cúm.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và áp dụng thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngừa cúm hiệu quả:

– Tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng.

– Giữ tay sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, hạn chế để tay tiếp xúc với mắt, mũi, miệng.

– Hạn chế tiếp xúc, đến nơi đông người khi đang có dịch cúm hoặc khi bản thân đang có triệu chứng cúm.

– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt các vận dụng để giảm nguy cơ virus cúm lây lan, phát tán.

Trên đây là những thông khoa học về cảm cúm. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]