Thuyên tắc động mạch phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

30/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thuyên tắc động mạch phổi là bệnh lý tim mạch phổ biến với số người mắc chỉ sau đột quỵnhồi máu cơ tim. Đây là tình trạng cần cấp cứu y tế, nếu không có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc thâm chí tử vong.

Thuyên tắc động mạch phổi là gì?

Thuyên tắc động mạch phổi (Pulmonary Embolism – PE) là tình trạng tắc mạch máu trong phổi do cục máu đông. Cục máu đông thường hình thành từ một tĩnh mạch ở vị trí khác trong cơ thể, trôi nổi tự do trong hệ tuần hoàn và đến phổi gây tắc nghẽn dòng máu đột ngột.

Thuyên tắc phổi không chỉ gây tổn thương tại phổi mà còn gây giảm oxy trong máu – ảnh hưởng đến oxy đi nuôi cơ thể, từ đó gây tổn thương tất cả các cơ quan, trong đó có não, tim và thận. Thuyên tắc phổi cũng gây ra tình trạng hạ huyết áp do tăng áp lực lên tim, tim không bơm đủ máu. Những ảnh hưởng này có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh chỉ trong thời gian ngắn.

Tùy thuộc vào số lượng và kích thước cục máu đông mà tác động của thuyên tắc phổi đến người bệnh là khác nhau.

Có khoảng 1 – 4% người bệnh thuyên tắc động mạch phổi cấp phát triển thành áp lực động mạch phổi mãn tính. Nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong sau 3 năm tăng từ 25 – 30%. 

Theo số liệu thống kê, riêng tại Mỹ mỗi năm có khoảng 370.000 người bệnh bị ảnh hưởng bởi thuyên tắc phổi và số lượng tử vong lên tới 60.000 – 100.000 người.

Nguyên nhân dẫn đến thuyên tắc động mạch phổi

Nguyên nhân

Hầu hết các trường hợp thuyên tắc động mạch phổi có nguyên nhân từ cục máu đông hình thành từ huyết khối tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch ở chân). Các cục máu đông từ tĩnh mạch lớn ở chân không chi chuyển, sau khi vỡ ra, huyết khối đi theo tĩnh mạch lớn đến tim phải, tiến vào động mạch phổi gây thuyên tắc. 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, cục máu đông xuất phát từ tĩnh mạch vùng tay, chậu, thận hay buồng tim phải.  

Đôi khi, bệnh cũng có thể gây ra bởi các chất khác ngoài cục máu đông như: bong bóng khí, một phần của khối u, mỡ từ tủy xương gãy…

Thuyên tắc phổi liên quan đến các huyết khối tĩnh mạch
Thuyên tắc phổi liên quan đến các huyết khối tĩnh mạch

Đối tượng nguy cơ

Thuyên tắc phổi có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Tuổi tác: Người trưởng thành trên 70 tuổi.

– Tiền sử: Mạch máu có bất thường, từng bị cục máu đông; rối loạn đông máu do di truyền…

– Không vận động: Thường xuyên ngồi yên một chỗ do công việc hoặc sau phẫu thuật, chấn thương nặng…

– Hút thuốc.

– Béo phì.

– Dùng thuốc nội tiết tố làm tăng các yếu tố đông máu.

– Phụ nữ đang mang thai và mới sinh con.

– …

Khi có các yếu tố nguy cơ, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán sớm để phát hiện, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Triệu chứng thuyên tắc động mạch phổi

Bệnh có thể biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào kích thước và số lượng huyết khối. Trong đó, dấu hiệu thường gặp như:

– Đột ngột khó thở, đau tức ngực. Ngực đau hơn khi hít vào.

– Chóng mặt, choáng váng, bất tỉnh, mất ý thức.

– Ho, có thể ra máu.

– Nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi nhiều.

– Môi, móng tay hơi xanh.

– Sưng, nóng các tay, chân.

– Nổi các tĩnh mạch nông.

– …

Huyết khối tắc nghẽn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Huyết khối tắc nghẽn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị thuyên tắc động mạch phổi

Chẩn đoán

Để chẩn đoán tắc động mạch phổi, bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm như:

– Xquang hoặc chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi để tìm kiếm nguyên nhân.

Siêu âm Doppler mạch máu chi dưới để tìm cục máu đông.

– Siêu âm tim để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh tới tim.

– Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng đông máu, các dấu hiệu tổn thương.

– Chụp MRI (thường dùng với phụ nữ mang thai không thể chụp Xquang, CT).

Chình ảnh chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi
Chình ảnh chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi

Điều trị

Phương pháp điều trị thuyên tắc động mạch phổi phổ biến là sử dụng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu). Ngay khi có chẩn đoán bệnh, người bệnh cần sử dụng thuốc này ngay trong 3 – 6 tháng. Với trường hợp có kèm các yếu tố nguy cơ thuyên tắc dai dẳng (có rối loạn đông máu di truyền), việc điều trị có thể kéo dài đến suốt đời. Ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần dùng đến thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông.

Phần lớn bệnh nhân thuyên tắc phổi được kê:

– Thuốc chống đông qua đường uống như: apixaban, edoxaban, dabigatran…

– Thuốc đối kháng vitamin K nếu người bệnh có các bệnh lý có nguy cơ làm tăng khả năng hình thành cục máu đông.

– Heparin trọng lượng phân tử thấp với những người bệnh đang mang thai.

Với những trường hợp cục máu đông lớn, đe dọa tính mạng, người bệnh có thể cần làm phẫu thuật.

Điều trị kịp thời giúp hầu hết người bệnh được cứu sống. Chỉ khoảng 5% trường hợp bệnh phát triển thành tăng áp phổi do huyết khối tắc mạch mạn tính.

Việc quan trọng nhất khi điều trị chính là tuân thủ các nguyên tắc mà bác sĩ đưa ra và lưu ý trong sử dụng thuốc chống đông. 

Để ngăn ngừa bệnh lý tái phát, cần:

– Tái khám định kỳ

– Nếu phải ngồi trong thời gian dài, cần di chuyển chân để khí huyết được lưu thông.

– Nếu vừa phẫu thuật hoặc nghỉ ngơi do chấn thương thì cần sớm tập đi lại, vận động.

– Tập thể dục đều đặn.

Trên đây là những thông tin chung về thuyên tắc động mạch phổi. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]