Liệt dây thần kinh số 7: Triệu chứng và cách điều trị

11/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Liệt dây thần kinh số 7 giai đoạn đầu thường không gây nguy hại tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới hình thái gương mặt và khả năng ăn nhai của người bệnh.

Tổng quan về liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động có nhiệm vụ chi phối khả năng vận động cơ mặt.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (liệt mặt ngoại biên) là tình trạng mất vận động một phần hoặc hoàn toàn các cơ nửa mặt do dây thần kinh mặt bị tổn thương. Tình trạng này có liên quan đến hệ thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai, cơ vùng mặt.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng liệt dây thần kinh số 7 chính là do cơ thể bị nhiễm lạnh, không kịp cân bằng thân nhiệt. Nhiệt độ không khí ngoài trời chênh lệch lớn với nhiệt độ cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến dây thần kinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này như:

– Trúng gió

– Viêm mũi họng, viêm tai giữa kéo dài

– Chấn thương xương chũm, chấn thương vùng thái dương

– Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, bệnh lý nền sọ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp

– Thường xuyên căng thẳng, ngủ ít, uống nhiều rượu bia, sức khỏe suy yếu, đang mang thai…

Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?

Khoảng 80% trường hợp liệt dây thần kinh số 7 được chữa khỏi và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe và cuộc sống khi được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách từ đầu, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Tùy vào mức độ mà liệt dây thần kinh số 7 có thể để lại các di chứng như:

– Biến chứng về mắt: viêm loét giác mạc, viêm kết mạc, lộn mí…

– Đồng vận: xuất hiện các cơn co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ (mép bị kéo khi nhắm mắt…)

– Co thắt nửa sau liệt mặt 

– Hội chứng nước mắt cá sấu

Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7

Triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 khá đa dạng và khác nhau tùy thuộc trên nguyên nhân gây bệnh. 

Một số triệu chứng phổ biến như:

– Xệ một bên cơ mặt, cứng cơ mặt. Miệng bị kéo lệch, khó hoặc không mỉm cười được, không khép được miệng

– Mắt khô, sụp mí, không thể nháy hoặc hoạt động bình thường. Tuyến lệ hoạt động kém.

– Góc hàm, tai, thái dương bị đau

– Thay đổi vị giác

– Nhạy cảm với âm thanh

– Khó ăn uống, khi ăn, uống nước hay bị trào ngược ra ngoài. Khả năng nói chuyện bị hạn chế, không nói được.

Liệt dây thần kinh số 7 làm biến dạng khuôn mặt
Liệt dây thần kinh số 7 làm biến dạng khuôn mặt

Ngoài các triệu chứng đặc trưng, người bệnh cũng cần chú ý tới yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng liệt dây thần kinh số 7 như:

– Sức khỏe giảm sút, miễn dịch kém

– Người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch: xơ vữa động mạch, tim mạch…

– Người có thói quen ngủ muộn, thường xuyên căng thẳng, áp lực

– Sử dụng nhiều đồ uống có cồn

– Thường xuyên ra ngoài vào đêm khuya hoặc sáng sớm khiến cơ thể bị nhiễm lạnh

– Người ít vận động, ít tiếp xúc với môi trường sống bên ngoài

Điều trị liệt dây thần kinh số 7

Điều trị

Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà liệt dây thần kinh số 7 sẽ được điều trị theo các phương pháp khác nhau. Trong đó bác sĩ có thể áp dụng điều trị nội khoa hoặc/ kết hợp với điều trị ngoại khoa để mang lại hiệu quả nhanh chóng và toàn diện nhất.

Việc điều trị từ giai đoạn sớm sẽ giúp tăng cơ hội khỏi bệnh và hạn chế biến chứng. Ở giai đoạn sớm, người bệnh thường được chỉ định trị liệu mát-xa kết hợp châm cứu để lấy lại cảm giác cho dây thần kinh. Việc điều trị thường kéo dài khoảng 3 tuần. 

Với các trường hợp điều trị ở giai đoạn muộn hơn hoặc bệnh nhân có triệu chứng nặng, việc can thiệp nội – ngoại khoa được áp dụng đồng thời, khoanh vùng khu vực tổn thương để điều trị tốt nhất.

Sau khi điều trị, người bệnh nên thực hiện thường xuyên các bài tập cơ mặt theo hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế các thói quen xấu và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ tái mắc bệnh.

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 ở từng trường hợp khác nhau là không giống nhau
Điều trị liệt dây thần kinh số 7 ở từng trường hợp khác nhau là không giống nhau

Lưu ý chăm sóc

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý kiêng khem phù hợp:

– Hạn chế ra ngoài khi có gió lạnh hoặc khi giao mùa.

– Kiêng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ uống chứa chất kích thích (rượu, bia, cà phê, nước ngọt…), đồ ăn nhiều đường, nhiều muối, nhiều mì chính.

– Không bật quạt gió hướng thẳng vào mặt khi trời nóng, không mở điều hòa hướng thẳng vào mặt.

– Tránh những cảm xúc tiêu cực.

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng và duy trì những thói quen tốt:

– Tập luyện thể dục thể thao điều độ để tăng sự dẻo dai, tăng cường sức đề kháng.

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả tươi.

– Ngủ sớm, dậy sớm.

– Điều trị tốt các bệnh lý về tai mũi họng, tránh biến chứng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]