Viêm ruột thừa: Triệu chứng và cách điều trị

06/05/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Viêm ruột thừa nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy triệu chứng của viêm ruột thừa là gì? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Viêm ruột thừa là gì?

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do một số nguyên nhân điển hình. Ví dụ như: sự xâm nhập của vi sinh vật, khối u, tắc nghẽn chất thải… .Điều này dẫn đến xuất hiện những cơn đau xung quanh rốn và lan dần ra các vị trí lân cận.

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm cấp tính xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau

Theo đó, ruột thừa là một ống mỏng nối với ruột già. Nằm ở phần dưới bên phải bụng. Đối với trẻ nhỏ, cơ quan này là một phần trong hoạt động của hệ thống miễn dịch. Giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Đối với người trưởng thành, ruột thừa đã ngưng hẳn nhiệm vụ này, chức năng chính xác hiện vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Viêm ruột thừa có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Trong đó phổ biến nhất là những người trong độ tuổi từ 10 – 30 tuổi. Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp điều trị tiêu chuẩn là phẫu thuật cắt bỏ vùng tổn thương.

Nguyên nhân gây đau ruột thừa

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm ruột thừa là do sự tắc nghẽn trong niêm mạc ruột thừa dẫn đến nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ gây nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây tắc nghẽn có thể là do phân, dị vật (giun) hoặc khối u. Một số trường hợp vi khuẩn nhân lên nhanh chóng khiến ruột thừa bị nhiễm khuẩn. Từ đó dẫn đến sưng viêm, đôi khi chứa đầy mủ.

Ngoài ra còn do các nguyên nhân không thường gặp khác như chấn thương, nang bạch huyết…

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng cơ năng

– Đau âm ỉ khu trú vùng hố chậu phải. Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm ruột thừa.

– Chán ăn hầu như luôn đi kèm với viêm ruột thừa.

– Buồn nôn hay nôn chỉ xảy ra khoảng 75% bệnh nhân, triệu chứng nôn không có gì đặc hiệu.

Đau âm ỉ vùng bụng bên phải là triệu chứng điển hình khi ruột thừa bị viêm

Triệu chứng toàn thân

– Người mệt mỏi, uể oải

– Sốt: nhiệt độ có khi không cao chỉ 37,3 độ C – 38 độ C

– Vẻ mặt nhiễm trùng, môi khô, lưỡi bẩn, thở hôi.

Triệu chứng thực thể

Dấu hiệu thường gặp nhất khi khám bụng là ấn đau vùng 1⁄4 dưới phải bụng hay trong tam giác ruột thừa. Đây là ruột thừa nằm ở vị trí thường gặp nhất của nó. Bệnh nhân sẽ đau nhiều nhất khi ấn bụng ở các vị trí sau :

– Điểm đau ở 1/3 ngoài đường nối giữa rốn và gai chậu trước trên bên phải (điểm Mc Burney )

– Điểm đau giao cắt giữa đường nối giữa rốn và gai chậu trước trên bên phải với bờ ngoài cơ thẳng to ( điểm Clado)

– Điểm đau ở 1⁄3 ngoài bên phải đường nối liên gai chậu trước trên (điểm Lanz)

– Dấu hiệu gồng cơ ở vùng này (phản ứng thành bụng). Khi ấn nếu có sẽ có giá trị cao trong chẩn đoán.

Biến chứng khi ruột thừa bị viêm

Khi viêm ruột thừa không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ hoặc hình thành áp xe chứa đầy mủ. Nếu tiến triển nặng hơn, viêm ruột thừa có thể để lại các biến chứng như:

– Viêm phúc mạc: Là tình trạng viêm nhiễm tại ruột thừa . Nếu không điều trị kịp thời dẫn đến viêm toàn thể.

– Nhiễm trùng huyết: Ruột thừa bị vỡ cũng có thể khiến vi khuẩn lây lan vào máu gây nhiễm trùng. Từ đó đe dọa tính mạng người bệnh.

Một số triệu chứng nhận biết ruột thừa bị viêm

Chẩn đoán đau ruột thừa

Dựa vào dấu hiệu điển hình

Thăm hỏi tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và các dấu hiệu, triệu chứng để chẩn đoán sơ bộ

Khám vùng bụng (kiểm tra dấu hiệu đề kháng thành bụng, kiểm tra trực tràng):

– Khám bụng theo trình tự nhìn, nghe, gõ, sờ để nhận biết các dấu hiệu của viêm ruột thừa qua thăm khám.

– Bác sĩ có thể ấn nhẹ lên vùng bị đau để kiểm tra xem bệnh nhân đã tiến triển đến giai đoạn viêm phúc mạc hay chưa.

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Những xét nghiệm cận lâm sàng sẽ đặc biệt hữu ích để chẩn đoán khi người bệnh không có các dấu hiệu điển hình. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm một số phương pháp như:

– Xét nghiệm máu: Để kiểm tra số lượng bạch cầu, xem xét có nhiễm trùng hay không?

– Xét nghiệm nước tiểu: Để xác định có tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu hay không?

– Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm, chụp X-quang hoặc CT scan ổ bụng có thể giúp xác định viêm ruột thừa. Từ đó chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây đau bụng khác.

– Nội soi ổ bụng: Là phương pháp đưa một ống kim loại có máy quay và đèn chiếu sáng vào cơ thể người bệnh. Từ đó giúp quan sát, chẩn đoán, kết hợp điều trị viêm ruột thừa.

Phương pháp điều trị

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

Ăn nhiều rau xanh là một trong những biện pháp phòng ngừa viêm ruột thừa

Phương pháp này có thể thực hiện dưới dạng mổ hở với vết rạch trên bụng dài khoảng 5 – 10cm hoặc mổ nổi soi với vết rạch nhỏ hơn. Đối với thủ thuật thứ hai, bác sĩ sẽ chèn các dụng cụ đặc biệt cùng một máy quay video vào bụng để tiến hành cắt bỏ ruột thừa tổn thương. Phương pháp này thường được ưu tiên lựa chọn. Bởi thời gian hồi phục nhanh, ít đau và ít để lại sẹo. Nội soi đồng thời cũng phù hợp hơn đối với người cao tuổi và người béo phì.

Tuy nhiên, nếu ruột thừa đã bị vỡ, nhiễm trùng lan ra ngoài hoặc xuất hiện áp xe, người bệnh buộc phải tiến hành mổ hở để làm sạch khoang bụng. Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định ở lại bệnh viện từ 1 – 2 ngày để theo dõi và chăm sóc.

Dẫn lưu áp xe trước khi mổ ruột thừa

Nếu ruột thừa bị vỡ và đã hình thành áp xe xung quanh, bác sĩ sẽ tiến hành dẫn lưu. Bằng cách đặt một đường ống đi xuyên qua da vào khối mủ. Phẫu thuật cắt bỏ cơ quan cũng tiếp tục được thực hiện sau đó khoảng vài tuần khi nhiễm trùng đã được kiểm soát.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Sau khi thực hiện cắt bỏ ruột thừa do viêm, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sau đây để đảm bảo vết thương được phục hồi hiệu quả:

– Trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh hoạt động quá sức. (Khoảng 3 – 5 ngày đối với mổ nội soi và 10 – 14 ngày đối với mổ hở).

– Đặt một chiếc gối lên bụng và ấn nhẹ trước khi ho, cười hoặc di chuyển. Điều này để giúp giảm đau.

– Liên hệ với bác sĩ nếu thuốc giảm đau không có hiệu quả để tránh làm chậm quá trình chữa lành vết thương.

– Sau thời gian nghỉ ngơi được chỉ định, người bệnh nên bắt đầu hoạt động nhẹ nhàng. Chẳng hạn như những cuộc đi bộ ngắn.

– Khi cơ thể hồi phục, cảm giác buồn ngủ sẽ tăng lên. Lúc này hãy nghỉ ngơi thoải mái theo nhu cầu.

Trên đây là những thông tin về tình trạng viêm ruột thừa. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ruột thừa bị viêm, hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở thận: Lưu ý ngay!

Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở thận: Lưu ý ngay!

Theo ước tính, số người mắc bệnh thận mạn mới mỗi năm lên tới khoảng 8.000 người. Trong đó, tỷ lệ tử vong do bệnh thân đứng thứ 8 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.  Những bệnh lý về thận phổ biến Thận là cơ quan bài tiết […]

Hướng dẫn thải độc gan đơn giản, hiệu quả tại nhà

Hướng dẫn thải độc gan đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gan nhiễm độc có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, gan cũng vô cùng tuyệt diệu khi có khả năng tái tạo. Nếu được thải độc gan hiệu quả, bạn có thể cải thiện sức khỏe lá gan ngay […]

Men gan cao có nguy hiểm không? Chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Men gan cao có nguy hiểm không? Chỉ số bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số men gan cao có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những thông tin về chỉ số men gan trong bài viết dưới đây! Men gan là gì? Men gan là hệ thống các enzyme rất hoàn chỉnh, ví dụ như ALT, GGT, AST…Các enzyme được giải […]

Gan nhiễm mỡ: Triệu chứng và cách điều trị

Gan nhiễm mỡ: Triệu chứng và cách điều trị

Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị có thể dẫn tới tổn thương gan. Vậy gan nhiễm mỡ có biểu hiện thế nào? Điều trị ra sao? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng chất béo tích tụ trong gan cao […]