Vô kinh ở phụ nữ có gây hiếm muộn không?

21/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Vô kinh có thể gặp ở bất kỳ nữ giới nào trong độ tuổi sinh sản, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng có thể là một trong các triệu chứng của bệnh lý liên quan đến khả năng sinh sản. Vậy vô kinh có gây hiếm muộn không? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết!

Tổng quan về vô kinh

Vô kinh

Thông thường, nữ giới khi bước vào tuổi 13 – 16 bắt đầu có kinh nguyệt, một số trường hợp sớm hơn (10 – 12 tuổi) hoặc muộn hơn (18 – 20 tuổi).

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt, xảy ra khi noãn phóng bình thường nhưng dòng chảy kinh nguyệt không chảy ra bình thường, bất chấp các kích thích nội tiết.

Phân loại

Dựa trên các tiêu chí nhất đinh, vô kinh được chia thành vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát; hoặc vô kinh thật và vô kinh giả.

– Vô kinh nguyên phát: Nữ giới đến tuổi trưởng thành nhưng vẫn không có kinh nguyệt.

Vô kinh thứ phát: Nữ giới đang có kinh nguyệt bỗng mất kinh. Thời gian được xác định là 3 tháng (với người có kinh nguyệt đều) và 6 tháng (với người có kinh nguyệt không đều).

Hoặc chia thành vô kinh giả và vô kinh thật:

Vô kinh giả: Cơ thể vẫn có kinh hàng tháng nhưng máu kinh không chảy được ra ngoài, đọng trong cơ thể. Nguyên nhân có thể do các khuyết tật ở bộ máy sinh dục (màng trinh bị bít kín, không có âm đạo…)

Vô kinh thật: Cơ quan sinh dục có cấu tạo bình thường nhưng không xuất hiện kinh nguyệt ở tuổi trưởng thành.

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt
Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân có thể gây vô sinh, từ sinh lý, sức khỏe đến ảnh hưởng của nội tiết tố, tác dụng phụ của các loại thuốc hay lý do bệnh lý:

– Yếu tố sức khỏe

Vô kinh xảy ra do cơ thể quá yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, nhiễm độc hay mắc các bệnh mạn tính…

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, hóa trị hiệu, thuốc chống loạn thần, điều trị ung thư… cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khiến hormone trong cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Hoặc vô kinh cũng có thể xảy ra khi người bệnh gặp cú sốc về tinh thần hay có các biến động tâm thần lớn, thay đổi môi trường sống…

Rối loạn nội tiết tố

Chu kỳ kinh nguyệt chịu tác động lớn từ hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng. Nếu nội tiết tố bị rối loạn, hoạt động của các cơ quan này cũng bị ảnh hưởng, từ đó làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây vô kinh.

Bất thường, dị tật

Sự bất thường của các bộ phận trong cơ thể như: khuyết tật, dị tật… các bộ phận sinh dục, buồng trứng, tử cung… gây ra tình trạng vô kinh. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do các rối loạn di truyền nhiễm sắc thể hoặc do các bệnh lý như: lao tử cung, nạo, hút thai nhiều lần… 

Vô kinh có gây hiếm muộn không?

Vô kinh có thể đi kèm các triệu chứng như:

– Dịch tiết âm đạo bất thường

– Đau đầu, mệt mỏi

– Rụng tóc

– Mọc nhiều lông trên mặt

– Suy giảm thị lực

– Đau vùng xương chậu

– …

Vô kinh có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn. Đặc biệt, ở vô sinh nguyên phát, hoạt động của buồng trứng gặp nhiều vấn đề trục trặc khiến quá trình thụ thai diễn ra khó khăn. Với vô sinh thứ phát, việc rụng trứng không đều đặn sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, giảm khả năng đậu thai, từ đó gây hiếm muộn.

Vô kinh có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn
Vô kinh có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếm muộn

Làm gì khi bị mất kinh?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh mà việc điều trị sẽ được xây dựng khác nhau trên từng trường hợp cụ thể. Trong đó, chị em cần lưu ý:

– Có chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất, hạn chế thực phẩm cay nóng, chứa chất béo không lành mạnh.

– Tập luyện điều độ, tăng cường sức khỏe thể chất.

– Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi, ổn định tâm trạng, cảm xúc.

– Không dùng chất kích thích: thuốc lá, rượu bia, ma túy…

Bên cạnh đó, để quá trình hành kinh diễn ra nhẹ nhàng, hạn chế khó chịu, chị em nên áp dụng một số phương pháp như:

– Tắm nước ấm

– Uống nhiều nước lọc. Trong kỳ kinh uống trà gừng ấm khoảng 3 lần/ngày.

– Uống nước củ cải mỗi ngày 2 lần.

Mất kinh nguyệt không chỉ liên quan trực tiếp đến mất cân bằng nội tiết tố mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản ở nữ giới. Bởi vậy, ngay khi thấy các bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chị em cần lưu ý, thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chính xác, điều trị hiệu quả. Liên hệ ngay hotline 1900 1984 để được tư vấn, đặt lịch trực tiếp với các bác sĩ Sản – Phụ khoa đầu ngành tại Bệnh viện Quốc tế DoLife!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]