Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

03/05/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Duy trì và tuân thủ chế độ ăn uống một cách hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Từ đó giúp bạn cải thiện sức khoẻ và hỗ trợ phục hồi tốt hơn.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần ăn uống theo chế độ riêng để nhanh hồi phục

Người bệnh sốt xuất huyết thường cảm thấy nhức đầu, đau toàn thân, sốt cao, đau bụng, cơ thể mệt mỏi,… . Do đó, bệnh nhân cần ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp,… . Đồng thời bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin như rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giúp cơ thể mau hồi phục.

Bên cạnh đó, người bệnh sốt xuất huyết còn cần kiêng những loại thực phẩm khó tiêu, ít dinh dưỡng có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục bệnh.

Nên ăn gì khi bị sốt xuất huyết?

Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Giúp tăng cường kháng thể chống lại bệnh tật.

Những thực phẩm giàu đạm cũng có tác dụng giúp người bệnh sốt xuất huyết hồi phục nhanh hơn. Một số thực phẩm giàu Protein giúp người bệnh sốt xuất huyết bổ sung năng lượng có thể kể đến như:

– Trứng

– Thịt nạc

– Thịt gà

– Cá

– … 

Thức ăn dạng lỏng như cháo, súp

Thức ăn dạng cháo, súp dễ tiêu hóa

Cháo, súp là những loại thức ăn lỏng đứng đầu trong danh sách “Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?”. Đây là món ăn dễ tiêu hóa và dễ nuốt. Đồng thời có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể. Giúp bệnh nhân bổ sung thêm năng lượng.

Có thể kết hợp cháo, súp cùng bí ngô để cung cấp thêm vitamin A cho bệnh nhân. Hoặc một số loại thịt, cá để bổ sung đạm cho người bệnh. Giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe.

Các loại rau xanh

Rau xanh được coi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời đối với bệnh nhân đang bị sốt xuất huyết. Rau xanh không chứa nhiều calo. Nhưng bù lại lại có nhiều vitamin và khoáng chất. 2 Loại rau được khuyên dùng khi mắc sốt xuất huyết đó là:

– Rau bina (Cải bó xôi): 

Loại rau này chứa nhiều omega 3, axit béo và sắt, hương vị dễ ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Thêm vào đó, cải bó xôi còn kích thích tăng tiểu cầu trong máu. Rau bina có thể được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như làm súp. Hoặc kết hợp rau cùng các loại rau củ, trái cây khác thành sinh tố,…

– Bông cải xanh (Súp lơ xanh): 

Chứa nhiều vitamin K. Đặc biệt có lợi đối với quá trình tái tạo tiểu cầu. Những bệnh nhân bị sốt xuất huyết thường có biểu hiện chung là tiểu cầu giảm. Do đó việc thêm bông cải xanh vào chế độ ăn sẽ giúp hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn. Trong bông cải xanh còn chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, khoáng chất thiết yếu. Loại rau này có thể chế biến thành các món như luộc, xào, hấp hay làm canh, súp,…

Nước dừa

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết dễ bị mất nước do sốt cao, tiêu chảy, chán ăn, nôn và buồn nôn trong giai đoạn sốt (ngày thứ 4 – 6). Do đó, họ cần bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Nước dừa là một trong những lựa chọn cần thiết. Giúp bạn bổ sung lượng nước bị mất, chất điện giải và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Bạn có thể uống 2 ly nước dừa mỗi ngày trong quá trình bệnh để giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Một số loại hoa quả người bệnh sốt xuất huyết nên ăn

Hoa quả, trái cây tươi 

Trái cây tươi, nhất là những quả chứa nhiều nước và vitamin C được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao trong việc bổ sung tăng cường cho người bị ốm. Không chỉ tăng cường đề kháng, trái cây còn giúp khơi dậy vị giác và bù đắp lượng nước cơ thể bị thiếu hụt do sốt cao. Các loại trái cây tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết đó là quả cam, kiwi, lựu, táo,…

Sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm nên được sử dụng trong thời gian mắc sốt xuất huyết. Giúp người bệnh chống lại virus và nhiễm trùng do vi khuẩn.

Probiotics tăng cường sản xuất vi khuẩn đường ruột có lợi. Giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Đặc tính tăng cường miễn dịch này giúp bệnh nhân sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục.

Thực phẩm giàu sắt

Các loại thực phẩm giàu sắt như gan, các loại đậu, thịt, rau có màu xanh,… có tác dụng tăng hemoglobin trong máu, thúc đẩy sự hình thành của các tiểu cầu. Từ đó giúp ngăn ngừa chảy máu và mất máu. 

Ở người bệnh sốt xuất huyết, số lượng tiểu cầu trong máu suy giảm. Do đó, bổ sung thực phẩm giàu sắt giúp tăng tiểu cầu, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi bệnh. Tránh biến chứng nguy hiểm khi tiểu cầu suy giảm đến số lượng báo động.

Sốt xuất huyết kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi thì người mắc sốt xuất huyết cùng cần kiêng một số thực phẩm như:

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Những món ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây những tác động xấu đến cơ thể. Có thể làm tăng cholesterol, cao huyết áp. Người bệnh sốt xuất huyết ăn nhiều thức ăn nhanh có thể khiến quá trình hồi phục bị ảnh hưởng. Từ đó làm suy yếu miễn dịch. Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ còn khiến người bệnh cảm thấy khó tiêu, dẫn đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề. 

Đồ cay nóng

Thức ăn cay, nóng có thể khiến dạ dày tích tụ nhiều axit, gây loét thành mạch máu. Những tổn thương ở dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân sốt xuất huyết.

Đồ uống có gas, caffeine

Như đã nói trước đó, sốt xuất huyết gây mất nước và bệnh nhân phải uống nhiều nước. Caffeine hay đồ uống có chứa caffein có thể kích thích đường tiêu hóa. Dẫn đến triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy.

Hơn nữa, loại nước giải khát này có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày và tăng nhịp tim. Tất cả những tác dụng phụ này có thể cản trở quá trình phục hồi bệnh sốt xuất huyết.

Một số loại thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

Rượu bia và các chất kích thích

Rượu bia và các chất kích thích như cà phê, trà đen, thuốc lá… là những thứ cần tránh xa khi bị sốt xuất huyết. Chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như:

Tăng huyết áp,

– Kích thích tim mạch,

– Gây mất nước

– Làm tổn thương gan. 

Chúng cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị và làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể.

Thực phẩm sẫm màu

Thực phẩm sẫm màu như rau củ quả có màu đỏ, cam, tím… có chứa nhiều vitamin K, một chất có vai trò trong quá trình đông máu. Tuy nhiên, khi bị sốt xuất huyết, việc sử dụng quá nhiều vitamin K có thể gây ra hiện tượng đông máu quá mức. Từ đó làm tăng nguy cơ xuất huyết nội tạng và suy gan. Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn các loại rau củ quả sẫm màu như cà rốt, củ dền, rau muống…

Trên đây là những thông tin về vấn đề “Bị sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì?”. Hy vọng sau bài viết, bạn đọc đã có những kiến thức bổ ích để chăm sóc bản thân và gia đình khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Liên hệ 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh điều trị thế nào?

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi ám ảnh đối với nhiều chị em. Vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nên rất nhiều chị em chọn chịu đựng, không chữa trị. Tuy nhiên điều này khiến bệnh càng thêm nặng. Vậy có những phương pháp nào điều trị viêm đường tiết niệu […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Vì sao thiếu Vitamin D trẻ bị còi xương?

Còi xương là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nguyên ngân chủ yếu khiến trẻ còi xương đó là do thiếu Vitamin D. Vậy, vì sao thiếu Vitamin D lại gây còi xương cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. […]

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Bệnh đại tràng: Biểu hiện và các kiến thức cần biết

Có tới khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh về đại tràng. Căn bệnh này khiến người mắc phải gặp nhiều đau đớn. Vậy có những căn bệnh đại tràng nào? Nguyên nhân của bệnh là gì và biểu hiện ra sao? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Chức năng […]