Tăng tiểu cầu: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách khắc phục

22/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tăng tiểu cầu với tình trạng lượng tiểu cầu trong máu vượt quá mức cho phép thường dẫn đến tình trạng huyết khối làm thuyên tắc mạch. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Xem ngay trong bài viết bên dưới!

Tổng quan về tăng tiểu cầu

Tăng tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu, hình thành trong tủy xương, là một trong các tế bào máu của cơ thể. Ở mức an toàn, mỗi microlit máu có khoảng 150.000 đến 450.000 tế bào tiểu cầu. Nếu lượng tế bào máu nhiều hơn 450.000 thì người bệnh mắc bệnh tăng tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu (Đa tiểu cầu/ Tiểu cầu cao) là tình trạng tiểu cầu trong máu vượt quá mức cho phép, gồm tăng tiểu cầu thứ phát (Thrombocytosis) và tăng tiểu cầu nguyên phát (Thrombocythemia).

Nguyên nhân

Rối loạn tủy xương chính là nguyên nhân gây ra tăng tiểu cầu. Do tủy xương chính là nơi chứa tế bào gốc – có khả năng làm tăng/giảm các thành phần của máu. Rối loạn tủy xương khiến quá nhiều tế bào được sản xuất và đưa vào máu ngoại vi làm tăng đông máu quá mức, tổn thương mạch máu.

Nguyên nhân gây tăng tiểu cầu được chia thành 2 nhóm chính:

– Tăng tiểu cầu phản ứng do ảnh hưởng từ các yếu tố gây kích thích tủy xương:

+ Chảy máu cấp, mất máu

+ Nhiễm trùng, viêm nhiễm không do nhiễm trùng

+ Thiếu sắt

+ Phẫu thuật, chấn thương

+ Thiếu máu tán huyết miễn dịch

+ Dùng thuốc điều trị thiếu vitamin B12, thuốc giảm tiểu cầu miễn dịch

+ …

– Tăng tiểu cầu tự phát do đột biến khiến quá trình sản xuất và tiêu thụ tiểu cầu không trong mức bình thường, thường liên quan đến các bệnh lý như:

+ Bạch cầu mạn tính dòng tủy

+ Tăng tiểu cầu tiên phát

+ Đa hồng cầu nguyên phát

+ Xơ tủy nguyên phát

Tăng tiểu cầu làm hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu
Tăng tiểu cầu làm hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu

Triệu chứng của tăng tiểu cầu

Phần lớn các trường hợp tăng tiểu cầu thường ít biểu hiện thành các dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, với những bệnh nhân lớn tuổi hoặc có bệnh nền, người có bệnh nền, các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện khá rõ:

– Tắc mạch vừa và lớn, tái đi tái lại (gặp trên 15% người bệnh).

– Chảy máu: chảy máu chân răng, chảy máu sau phẫu thuật, xuất huyết tiểu cầu…

– Rối loạn vận mạch gây đau đầu, tê bì đầu ngón, thiếu máu não thoáng qua, xây xẩm, suy giảm thị lực đột ngột…

Khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể gặp phải nhiều hệ lụy như:

– Huyết khối

+ Xuất hiện tình trạng cục máu đông ở tay, chân, não

+ Cục máu đông ở não có thể khiến 25% người bệnh bị tai biến mạch máu não

+ Chân tay đỏ, tê bì, cảm giác đau nhói, bỏng rát ở lòng bàn tay, bàn chân…

– Xuất huyết

+ Máu không đủ tiểu cầu để làm lành vết thương của mạch máu do tiểu cầu tăng gây hình thành cục máu đông, số lượng tiểu cầu của cơ thể bị sử dụng hết.

+ Quá trình đông máu bị ảnh hưởng do mắc bệnh von Willebrand

Chẩn đoán tăng tiểu cầu

Để chẩn đoán tăng tiểu cầu, người bệnh có thể được chỉ định làm một hoặc nhiều xét nghiệm:

– Xét nghiệm công thức máu: Để đếm tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.

– Xét nghiệm tủy xương để xem tủy xương có sản xuất quá nhiều tiểu cầu hay không. Trong đó, bác sĩ chọc hút một lượng nhỏ các mô tủy xương để kiểm tra mô học, đánh giá số lượng các loại tế bào trong tủy xương. Với trường hợp tăng tiểu cầu nguyên phát và thứ phát, số lượng đại bào trong tủy xương cao hơn mức bình thường.

– Xét nghiệm khác: xét nghiệm máu để tìm yếu tố di truyền gây tăng tiểu cầu.

Chẩn đoán tăng tiểu cầu cần dựa trên xét nghiệm máu, xét nghiệm tủy xương
Chẩn đoán tăng tiểu cầu cần dựa trên xét nghiệm máu, xét nghiệm tủy xương

Lưu ý cho người bệnh tăng tiểu cầu

Để giúp giảm bớt triệu chứng và ảnh hưởng bệnh lý, người bị tăng tiểu cầu cần lưu ý:

– Thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa. Thông báo ngay với bác sĩ tinifh trạng huyết khối và chảy mái.

– Kiểm soát yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông: đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu…

– Không hút thuốc lá.

– Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Thông báo cho bác sĩ/ nha sĩ nếu đang dùng các loại thuốc giảm số lượng tiểu cầu trước khi làm bất kỳ can thiệp, thủ thuật, phẫu thuật nào. 

– Tránh dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như: ibuprofen (ngoại trừ paracetamol) để giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Trong điều trị, tùy thuộc vào mức độ bệnh, độ nhạy cảm với thuốc mà thời gian theo dõi và điều trị ở từng bệnh nhân tăng tiểu cầu là khác nhau. Thông thường, người bệnh chỉ cần đến bệnh viện để chẩn đoán xác định bệnh và tìm ra phương pháp, thuốc phù hợp sau đó là điều trị ngoại trú. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần thăm khám định kỳ để kiểm tra các chỉ số, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biến cố.

Tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng sau điều trị rất thấp. Biến chứng chủ yếu xảy ra ở các trường hợp kháng thuốc, không đáp ứng thuốc hoặc không tuân thủ đúng quy trình điều trị mà bác sĩ chỉ định.

Tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng sau điều trị tăng tiểu cầu rất thấp.
Tỷ lệ người bệnh gặp biến chứng sau điều trị tăng tiểu cầu rất thấp.

Biện pháp phòng ngừa tăng tiểu cầu

Thói quen sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò tích cực trong việc phòng ngừa và hạn chế diễn tiến của tăng tiểu cầu. Trong đó, cần lưu ý

– Sinh hoạt khoa học, lành mạnh:

+ Không hút thuốc lá (chủ động và bị động)

+ Tập thể dục thường xuyên nhưng cần tránh các môn thể thao va chạm mạnh

+ Duy trì cân nặng ổn định ở mức hợp lý

+ Tuân thủ chỉ định điều trị bệnh lý của bác sĩ. Tái khám định kỳ

+ Kiểm soát mỡ máu, đường huyết, huyết áp

Dinh dưỡng đầy đủ:

+ Chế độ ăn khoa học, lành mạnh. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

+ Kiểm soát khẩu phần ăn để duy trì cân nặng ở mức ổn định. Tránh thừa cân, béo phì.

Trên đây là những thông tin chung về Tăng tiểu cầu. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Viêm phổi ở trẻ là loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém.  Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng. […]

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]