U nang buồng trứng có mấy loại và có nguy hiểm không?

02/03/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Bệnh u nang buồng trứng là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Vậy có mấy loại u nang buồng trứng? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ bé gái đến tuổi mãn kinh.

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu. Những khối này phát triển bất thường ở trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới bất thường hoặc là do sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng.

U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng. Nó chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.

U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ
U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng

Một số nghiên cứu cho rằng u nang buồng trứng liên quan đến hormon hoặc một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

– Lạm dụng thuốc tránh thai

– Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa hormon như các loại thịt, trứng, sữa,…

– Chế độ ăn uống không hợp lý. Ăn ít các thực phẩm từ tự nhiên như rau, củ, quả,…

– Thường xuyên căng thẳng, stress

– Mắc chứng béo phì

– Gan bị nhiễm độc

– Tiền sử gia đình có người bị u nang buồng trứng

– Nếu đã từng bị u nang trước đó thì người bệnh rất có thể bị tái lại

– Nhiễm trùng vùng chậu: Khi nhiễm trùng lan đến buồng trứng sẽ phát triển thành u nang

Phân loại u nang buồng trứng

Dựa vào cấu tạo và tính chất của từng khối u, có thể chia u nang buồng trứng ra thành 2 loại sau:

1.U nang cơ năng

U nang cơ năng sinh ra do rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng. Loại u nang này không gây thay đổi về tổ chức buồng trứng. Có 3 loại u nang cơ năng gồm:

– Nang bọc noãn: Là khi các nang noãn đã đủ trưởng thành nhưng không vỡ, không rụng trứng. Nnag cứ tiếp tục lớn lên và có thể to đến 8cm. Hậu quả của nó khiến người bệnh bị chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt.

– Nang hoàng thể: Hoàng thể phát triển bình thường sau khi phóng noãn. Sau đó tạo ra các nang có vỏ mỏng chứa đầy dịch bên trong. Hậu quả gây ra đau và chảy máu ở vùng chậu.

– Nang hoàng tuyến: Loại u nang này thường gặp ở bệnh nhân thai trứng, ung thư nguyên bào nuôi,…

2. U nang thực thể

U nang thực thể có thể biến đổi về tổ chức học buồng trứng. Vì vậy, loại u nang này có thể gây nguy cơ ung thư hóa. Có các dạng u thực thể sau:

– U nang nước: Đây là dạng u thường gặp nhất. Đặc điểm gồm một túi chứa dịch bên trong, có vỏ mỏng và thường lành tính. Tuy nhiên, nếu trên bề mặt có tăng sinh nhiều mạch máu hay có các nhú trên bề mặt  hoặc trong lòng u thì rất có thể khối u đã ung thư hóa.

– U nang bì: Phổ biến nhất là u quái (teratoma) chiếm 25% u nang buồng trứng hầu hết là lành tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ trước dậy thì, phụ nữ tuổi sinh đẻ và mãn kinh. Thành khối u nang có cấu tạo như một lớp sừng, bên trong chứa tóc, xương, răng, tuyến bã… rất dễ bị xoắn.

– U nang nhầy: Chiếm 20% các khối u buồng trứng, đây là khối u có rất nhiều thùy. Chính vì thế có kích thước lớn hơn các loại u khác. Trong nang chứa dịch nhầy màu vàng, đặc, thường dính với các tạng xung quanh.

Nang lạc nội mạc buồng trứng: tổ chức nội mạc tử cung phát triển ngay trên bề mặt buồng trứng, gây phá hủy mô lành buồng trứng, nang vỏ mỏng, dính vào các tổ chức xung quanh, bên trong chứa màu chocolate, u thường gây đau khi hành kinh, dính nhiều làm tắc vòi trứng gây vô sinh.

Triệu chứng thường gặp khi bị u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ ràng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân u nang buồng trứng:

– Đau vùng chậu, thắt lưng hoặc đùi

– Đau tức bụng dưới, buồn nôn hoặc nôn

– Đi tiểu liên tục

– Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

– Tăng cân bất thường không rõ nguyên nhân

U nang buồng trứng khiến người bệnh cảm thấy đau tức ở vùng bụng, xương chậu, xương đùi
U nang buồng trứng khiến người bệnh cảm thấy đau tức ở vùng bụng, xương chậu, xương đùi

U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng thông thường đều lành tính. U nang buồng trứng cơ năng thường tự biến mất không gây nguy hiểm. U nang buồng trứng thực thể thường tiến triển chậm, âm thầm qua nhiều năm. Khi các triệu chứng rõ rệt tức là khi ấy u đã to, chèn ép vào các tạng xung quanh gây nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.

– Xoắn u nang: Có thể xảy ra với bất cứ loại u nào. Những u nhỏ, có cuống dài, không dính là những u dễ bị xoắn. Người bệnh có thể bị đau bụng dữ dội, liên tục, có thể buồn nôn, nôn, choáng váng,.. bởi u bị xoắn dẫn đến tuần hoàn máu tới buồng trứng bị ngưng trệ. Khối u phình to khiến bụng chướng, ấn vào thấy đau hạ vị và 2 hố chậu. Khi thăm âm đạo thấy khối u căng, ít di động và ấn đau nhói.

– Vỡ nang: Vỡ nang là biến chứng xảy ra khi áp lực dịch trong khối u quá lớn. Biểu hiện là bệnh nhân đau bụng liên tục, hạ vị và 2 hố chậu ấn đay, có phản ứng. Chảy máu trong, choáng do mất máu là những biến chứng có thể xảy ra khi bị vỡ nang. Thăm khám âm đạo thấy khối u khó xác định, tử cung đau khi di động. Sau khi vỡ nang, bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, bụng trướng, có phản ứng phúc mạc, thăm khám âm đạo thấy u dính, rất ít di động, ấn thấy đau. Nếu như không điều trị kịp thời thì có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

– Chèn ép các tạng xung quanh: Đây là biến chứng xảy ra khi u đã phát triển lâu và có kích thước lớn. U chèn vào bàng quang gây nên đái rắt; chèn ép trực tràng gây táo bón; chèn ép niệu quản gây ứ nước bể thận. Thậm chí, có những khối u buồng trứng quá lớn chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây tuần hoàn bàng hệ, phù chi dưới, cổ trướng. Lúc này, ung thư hóa có thể xuất hiện ở nang trước.

Điều trị bệnh u nang buồng trứng

Việc điều trị u nang buồng trứng sẽ được bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp cụ thể
Việc điều trị u nang buồng trứng sẽ được bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp cụ thể

Việc điều trị u nang buồng trứng thế nào sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Đối với u nang buồng trứng cơ năng thì không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần theo dõi từ 3-6 vòng kinh. Nếu u nang buồng trứng cơ năng thì sẽ tự mất đi. Đối với u nang buồng trứng thực thể, cần phẫu thuật loại bỏ khối u càng sớm càng tốt để tránh dẫn đến biến chứng và ung thư hóa. Cụ thể:

– Nang nước: Thường gặp ở người lớn tuổi, đã qua độ tuổi sinh đẻ. Vì vậy nên cắt cả 2 buồng trứng

– Nang nhầy: Cần cắt bỏ càng sớm cả 2 buồng trứng càng tốt để tránh nhầy tái phát.

– Nang bì: Cắt bỏ u. Cố gắng bảo tồn nhu mô lành.

– Nang ở người có thai: Nếu có chỉ định giữ thai nên mổ cắt u vào tháng thứ 4. Nếu có biến chứng thì mổ khẩn bất kỳ tuổi thai vào khoảng nào.

– Nếu nang buồng trứng 02 bên ở người trẻ tuổi còn nhu cầu sinh đẻ cần bóc tách khối u và bảo tồn tối đa phần bình thường còn lành và vòi trứng. Cần lưu ý đối với khối u có bề mặt sần sùi, có dấu hiệu nứt vỡ ở bệnh nhân trên 40 tuổi cần sinh thiết tức thì để đề phòng ung thư. Nếu u nang buồng trứng phát triển xâm lấn dây chằng rộng thì cần tiến hành phẫu thuật bóc tách khối u, tránh làm tổn thương niệu quản, hệ động mạch chậu và bàng quang.

Trên đây là những thông tin về bệnh u nang buồng trứng và cách điều trị. Nếu còn những thắc mắc cần giải đáp, liên hệ ngay đến DOLIFE để được tư vấn ngay nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]