Nội soi dạ dày là thủ thuật có tính chính xác cao giúp phát hiện các tổn thương tiêu hóa. Nhưng khi nào thì cần nội soi và nên sử dụng phương pháp này? Để DoLife giúp bạn giải đáp các thắc mắc thông qua bài viết dưới đây!
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày (gastroscopy) là thủ thuật thăm khám trực tiếp để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá tràng). Khi nội soi, người bệnh sẽ được đưa một ống nội soi mềm nhỏ có gắn camera vào ống tiêu hóa để quan sát, phát hiện các tổn thương như: viêm, loét, chảy máu, nhiễm khuẩn, polyp, hẹp, ung thư thực quản, dạ dày, tá tràng.
Tại sao cần nội soi dạ dày?
Thủ thuật này thường được chỉ định để:
– Phát hiện các bất thường, chẩn đoán bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
– Lấy mẫu mô nhỏ để sinh thiết phát hiện ung thư: ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tá tràng.
– Điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như: cắt polyp, nong thực quản, lấy dị vật, xuất huyết tiêu hóa… Hoặc thực hiện để lấy dị vật ra khỏi đường tiêu hóa.
Ai nên thực hiện nội soi dạ dày?
Nếu người bệnh có các triệu chứng, nghi ngờ ung thư tiêu hóa, nội soi dạ dày là giải pháp hữu hiệu để kiểm chứng bệnh lý.
Bác sĩ thường chỉ định nội soi với người bệnh nếu:
– Người bệnh có các triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa
+ Khó nuốt, cảm thấy đau khi nuốt.
+ Thường xuyên cảm thấy đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu.
+ Buồn nôn, nôn ra máu.
+ Phân có màu đen.
– Người có bệnh lý tiêu hóa cần thực hiện các thủ thuật điều trị
+ Chảy máu trong dạ dày/ thực quản và cần cầm máu.
+ Cắt polyp dạ dày/ thực quản.
+ Đau, khó nuốt do thực quản hẹp.
+ Có dị vật trong dạ dày/ thực quản.
– Người cần thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa trên
+ Gia đình có tiền sử mắc ung thư đường tiêu hóa trên
+ Bị trào ngược dạ dày thực quản lâu năm, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm teo dạ dày.
+ Có polyp dạ dày, nhiễm khuẩn HP
+ Từng phẫu thuật cắt dạ dày
+ Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: thiếu rau xanh, trái cây; ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, mặn
+ Người sử dụng nhiều thuốc lá, rượu, bia…
Các phương pháp nội soi dạ dày
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương pháp nội soi ngày càng tân tiến, hiện đại và cho kết quả chính xác. Tùy theo tình trạng, nhu cầu của người bệnh và mục đích nội soi mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp khác nhau.
Nội soi đường miệng
Là phương pháp dùng ống nội soi mềm có đường kính lớn đưa thẳng qua đường miệng để kiểm tra đường tiêu hóa trên.
Với chi phí tiết kiệm, nội soi qua đường miệng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như:
– Cảm thấy buồn nôn, khó chịu khi ống nội soi đi vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi.
– Có thể bị đau rát họng, trầy xước họng sau nội soi
Nội soi qua đường mũi
So với nội soi qua đường miệng, nội soi qua đường mũi sử dụng ống nội soi có đường kính nhỏ hơn. Phương pháp này ít gây khó chịu bởi ống nội soi đi qua đường mũi, không chạm vào lưỡi gà, cuống họng.
Tuy nhiên, nội soi qua đường mũi cũng có một số hạn chế như:
– Chi phí thực hiện cao hơn.
– Không thực hiện được với bệnh nhân hẹp khe mũi hay đang có bệnh lý vùng mũi.
– Không thực hiện được với các trường hợp: lấy dị vật, cắt Poly, thắt tĩnh mạch thực quản, nong hẹp, tiêm xơ, cầm máu…
Nội soi gây mê
Với những bệnh nhân tâm lý yếu, sợ đau thì nội soi gây mê là giải pháp nội soi dạ dày hiệu quả. Tương tự như phương pháp nội soi đường miệng, nội soi gây mê cũng đưa ống nội soi qua đường miệng, nhưng được thực hiện khi người bệnh đã được gây mê. Phương pháp này cũng an toàn và hiệu quả hơn, đặc biệt là khi thực hiện các thủ thuật như:
– Lấy dị vật
– Cắt Polyp
– Nong hẹp
– Thắt tĩnh mạch thực quản
– Cầm máu ổ loét
– …
Với phương pháp này, người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu, buồn nôn, sợ hãi khi thực hiện nội soi. Thông thường, khi nội soi kết thúc, bệnh nhân sẽ tỉnh sau 2 – 3 phút.
Bên cạnh nhiều ưu điểm, nội soi gây mê cũng có một số hạn chế như:
– Chi phí cao hơn các phương pháp khác
– Cần thực hiện một số xét nghiệm và điện tim đồ trước khi nội soi
– Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau khi tỉnh do tác dụng của thuốc mê.
Quá trình nội soi dạ dày
Quá trình nội soi dạ dày cơ bản gồm 3 giai đoạn: trước – trong – sau nội soi.
– Trước nội soi
- Nhịn ăn 6 – 8 giờ, không dùng các loại thuốc chống đông.
- Thăm khám, đánh giá bệnh lý, bệnh sử, thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
- Được giải thích về quy trình nội soi và các rủi ro có thể gặp phải.
- Ký cam kết đồng ý nội soi dạ dày.
- Trước nội soi 10 – 30 phút, uống dung dịch làm sạch dạ dày.
– Trong nội soi
- Nằm nghiêng sang bên trái, co chân, duỗi thẳng thân dưới.
- Được gắn các thiết bị theo dõi sinh tồn (huyết áp, nhịp tim, mạch).
- Ngậm dụng cụ bảo vệ răng miệng và giữ miệng luôn mở trong quá trình nội soi (với nội soi đường miệng).
- Gây mê qua đường tĩnh mạch cánh tay (với nội soi gây mê).
- Bác sĩ đưa ống nội soi vào đường tiêu hóa để tiến hành nội soi dạ dày, quan sát các tổn thương và thực hiện thủ thuật (nếu có).
– Sau nội soi
- Hồi tỉnh trong khoảng 30 phút (với nội soi gây mê).
- Nghe bác sĩ đọc kết quả, tư vấn điều trị, kê đơn thuốc và hẹn lịch tái khám (nếu cần).
Hi vọng bài viết của DoLife đã giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về nội soi dạ dày. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với DoLife để được giải đáp ngay nhé!
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?
Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]
Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?
Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]
Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?
Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát […]
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]