Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì để tốt cho thai kỳ? 

23/06/2023
Tác giả: admin
Chia sẻ

Trong giai đoạn đầu mang thai, không ít mẹ bầu chật vật vì ốm nghén. Để giúp bé yêu luôn phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ nên chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy đâu là những thực phẩm mà mẹ nên bổ sung và đâu là thực phẩm mẹ cần hạn chế? 

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị nghén 

Ốm nghén là triệu chứng mà hầu hết các chị em phụ nữ đều có thể gặp phải khi mang thai. Những biểu hiện nghén thường gặp có thể bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn quá nặng dẫn đến mức không dám ăn uống gì. Thông thường, triệu chứng nghén thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau mỗi bữa ăn.

Nguyên nhân chủ yếu

Nhìn chung, tình trạng nghén chỉ xảy ra trong khoảng 12 tuần đầu thai kỳ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp khác, mẹ bầu thường phải chịu tình trạng này khoảng 9 tháng 10 ngày trong suốt giai đoạn thai kỳ. Mức độ nghén ở mỗi mẹ bầu cũng khác nhau, có người nghén nặng, cũng có người chỉ nghén thoáng qua một vài lần.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nghén thường là do hormone hCG tăng. Cụ thể là khi mang thai, nồng độ hCG trong cơ thể mẹ sẽ tăng gấp đôi, dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn ói nghiêm trọng. Mức độ hCG cao hay thấp đôi khi cũng là dấu hiệu nhận biết tuổi thai và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của thai nhi. 

Ốm nghén là hiện tượng mà bất cứ mẹ bầu nào đều phải trải qua
Ốm nghén là hiện tượng mà bất cứ mẹ bầu nào đều phải trải qua

 

Nguyên nhân khác

Ngoài ra, ở nhiều mẹ bầu ghi nhận tình trạng khứu giác trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt là mỗi khi ngửi thấy mùi hương quá nồng như nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu… đều khiến các mẹ dễ buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khứu giác dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ và điều này giải thích tại sao chị em bầu lại hay cảm giác buồn nôn khi ngửi thấy mùi lạ.

Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể khiến cho mẹ nghén là những thay đổi trong hệ tiêu hóa. Bởi khi progesterone tăng lên sẽ tác động đến dạ dày, ruột và thực quản… gây ra triệu chứng tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén có thể do hệ tiêu hóa thay đổi
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghén có thể do hệ tiêu hóa thay đổi

Một số thực phẩm nên hạn chế trong tháng đầu thai kỳ 

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ lưu ý không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:

Gan động vật

Gan là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, sở hữu độ đạm cao và nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi ăn loại thực phẩm này bởi trong gan chứa retinol – được xếp vào nhóm chất gây dị tật thai nhi loại C. Bên cạnh đó, gan lợn thường chứa nhiều loại ký sinh trùng như là: Sán lá, virus và các độc tố gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

Hải sản 

Hải sản luôn nằm trong nhóm những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và axit béo omega-3, tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn hải sản để làm ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể, mẹ lưu ý không ăn hải sản động lạnh, đặc biệt là cá thu có hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế ăn cua hay các sản phẩm từ cua dễ gây co thắt tử cung.

Các loại đồ ăn được chế biến sẵn

Một số loại thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp thường được yêu thích bởi dễ ăn và tiện lợi, tuy nhiên trong thai kỳ, mẹ lưu ý nên hạn chế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Bởi những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất phụ gia, dễ tăng nguy cơ ung thư, ngoài ra còn dễ gây ngộ độc vì chứa nhiều chất bảo quản.

Đồ uống có cồn, ga và cafein

Đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích là những loại thực phẩm mẹ cần tuyệt đối tránh trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, trong những tháng đầu thai kỳ, loại đồ uống này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể xảy ra là hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai khiến cho thai nhi kém phát triển. Thậm chí là nguy cơ sảy thai, thai chết lưu nếu như mẹ bầu thường xuyên sử dụng.

Danh sách những thực phẩm mẹ cần bổ sung 

Trong giai đoạn ốm nghén, mẹ sẽ mất dần cảm giác muốn ăn, tuy nhiên đây là thời điểm mẹ cần nạp lại năng lượng. Do đó, hãy cố gắng bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào bữa ăn hàng ngày để chăm sóc tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. Tùy theo từng giai đoạn, nhu cầu calo của mẹ bầu có thể tăng lên, ví dụ, trung bình mẹ cần 2200-2400 kcal/ngày. Tuy vậy, theo khuyến nghị từ các chuyên gia, trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ vẫn nên bổ sung một số dưỡng chất dưới đây:

Carbohydrate (carb – hay còn gọi chất bột đường)

Đây là các loại hạt, loại đậu, cháo, yến mạch hay sữa tươi ít béo… Mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin để ngăn ngừa táo bón khi mang thai và giữ cho lượng máu luôn được ổn định.

Protein (chất đạm)

Đây có thể nói là dưỡng chất quan trọng mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Để thai nhi có thể phát triển toàn diện, lượng protein mẹ cần nạp phải tăng gấp đôi so với lúc trước khi mang thai. Protein bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật. Gợi ý một số loại thực phẩm chứa nhiều protein bao gồm: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, măng tây, cải bó xôi và súp lơ.

Lipid (chất béo)

Thường trong những tháng đầu của thai kỳ, thai phụ thường được khuyên không nên nạp quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, với những thai phụ bị nghén nặng, khi loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể gây ra một số bất lợi cho cơ thể. Do đó, mẹ cần nhớ phải bổ sung một lượng chất béo ở mức độ vừa phải, thường là từ 46,5 đến 58,5 gram chất béo/ngày trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, lượng chất béo có thể tăng lên khoảng từ 47,5 đến 62,5 gram/ngày, 3 tháng cuối thai kỳ là từ 55 đến 67 gram/ngày. Nguồn chất béo dồi dào nhất đến từ những loại thực phẩm như là dầu đậu nành, ô liu… nên hạn chế các loại chất béo xấu có trong mỡ hoặc dầu động vật.

Hướng dẫn mẹ một số cách hạn chế cơn ốm nghén 

Để hạn chế cơn ốm nghén, các chuyên gia khuyến khích mẹ thực hiện một số biện pháp dưới đây:

– Ăn những loại thực phẩm có chứa gừng để giảm triệu chứng nôn ói

– Bổ sung nhiều nước

– Tránh xa các loại thực phẩm chứa các chất kích thích dạ dày như: Chất béo, đồ chiên, đồ ăn có mùi gây khó chịu…

– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

– Massage để cơ thể thoải mái, thư giãn, giải tỏa phần nào những tâm lý bất ổn, tiêu cực…

Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con
Đừng quên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con

Nếu tình trạng ốm nghén khiến mẹ quá khó chịu, tốt hơn hết, mẹ nên đi thăm khám với các bác sĩ. Tại đây mẹ sẽ nhận được tư vấn kịp thời của các bác sĩ sản khoa. Nếu còn bất cứ thắc mắc, mẹ vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 1984 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối: Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thuyên tắc ối là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Vậy thuyên tắc ối có triệu chứng, biến chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Thuyên tắc ối là gì? Thuyên tắc mạch ối hay còn gọi là tắc mạch ối. Đây là tình trạng có sự xâm […]

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nguy hiểm đến tính mạng. Vậy vỡ tử cung có dấu hiệu gì? Cách phòng ngừa ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết Vỡ tử cung là gì? Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn […]

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung: Những thông tin cần biết

Đặt vòng nâng cổ tử cung là một biện pháp được thực hiện để phòng tránh nguy cơ sinh non hay sảy thai phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây. Đặt vòng nâng cổ tử cung là gì? Vòng nâng cổ tử cung là một loại […]

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết. Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi thường xảy […]