Chảy máu cam: Nguyên nhân và cách xử trí

18/10/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là hiện tượng phổ biến mà hầu hết ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Xử trí khi bị chảy máu như thế nào là đúng? Bài viết của DoLife sẽ giúp bạn có thêm kiến thức xử trí đúng cách, hiệu quả.

Thông tin chung về chảy máu cam 

Chảy máu cam là hiện tượng máu chảy từ một hoặc cả hai bên mũi. Đây không phải là bệnh lý mà một triệu chứng bệnh hay vấn đề từ một nguyên nhân nào đó. 

Đa phần trường hợp chảy máu cam có thể xử lý ngay tại chỗ. Tuy nhiên, việc xử lý sai cách hay không kịp thời cũng có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm, để lại biến chứng.

Dựa vào nguyên nhân, chảy máu cam được chia thành 3 loại chính:

– Chảy máu do động mạch

– Chảy máu do điểm mạch Kisselbach

– Chảy máu tỏa lan do mao mạch

Dựa trên vị trí, chảy máu cam được chia thành 2 loại:

– Chảy máu mũi trước (chảy máu phía trước mũi): chiếm tới 90% trường hợp chảy máu cam. Máu chảy ra từ vị trí vách ngăn 2 lỗ mũi, nơi có nhiều mạch máu mỏng, dễ vỡ khi bị tác động. Máu chảy ít nhưng có thể kéo dài, ngừng chảy khi được xử lý đúng cách.

– Chảy máu mũi sau: máu chảy ra từ phần trong và sâu của mũi. Trường hợp này thường xảy ra khi bị chấn thương vùng mặt, mũi hay người bị cao huyết áp. Máu thường chảy ra từ cả 2 bên mũi với lượng nhiều và có thể chảy ngược lại vào trong cổ họng. Tình trạng này thường khó kiểm soát và gây nguy hiểm cho bệnh nhân nếu không được can thiệp đúng cách.

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Thực tế, tỷ lệ trẻ em bị chảy máu mũi cao gấp đôi so với người trưởng thành. Việc chảy máu cũng thường diễn ra đột ngột, khó để xác định chính xác nguyên nhân.

Một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu mũi như:

– Mạch máu ở mũi bị tác động do thời tiết lạnh khô hoặc quá nóng dẫn đến vỡ và gây chảy máu.

– Viêm, nhiễm trùng tại mũi như: viêm xoang, viêm mũi, viêm loét mũi…

– Vùng mặt, mũi bị chấn thương.

– Ngoáy mũi mạnh khiến niêm mạc và mạch máu mũi bị tổn thương.

– Mũi bị tổn thương do mắc dị vật.

– Ảnh hưởng từ các khối u như: u mạch máu, u xơ vòm họng, polyp mũi thể chảy máu, ung thư vòm họng

– Xì mũi nhiều với cường độ mạnh, đặc biệt là khi bị dị ứng, cảm lạnh.

– Rối loạn đông máu và đang bị các bệnh cấp tính như: thủy đậu, sởi, cúm, sốt xuất huyết, thương hàn, sốt rét…

– Thiếu chất: thiếu vitamin C, thiếu vitamin K

– Ảnh hưởng từ việc sử dụng các chất hóa học như: aspirin, amoniac, cocain, thuốc kháng viêm, thuốc xịt mũi…

– Căng thẳng, lo lắng kéo dài

Xử trí khi chảy máu cam

Một trong những hành động mà nhiều người thường làm khi bị chảy máu cam chính là ngửa đầu ra đằng sau để máu không chảy xuống được nữa. Tuy nhiên, việc sơ cứu này hoàn toàn sai và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, để lại hậu quả nghiêm trọng. Việc ngửa đầu khiến máu chảy ngược xuống cuống họng đến lỗ thông khí và có thể gây sặc máu.

Khi bị chảy máu cam ở thể nhẹ, mọi người có thể thực hiện sơ cứu tại chỗ mà không cần đến bệnh viện. Xử trí đúng cách, mọi người lưu ý:

– Ngồi xuống ở tư thế ngồi thẳng, hơi ngả đầu về phía trước.

– Bóp nhẹ cánh mũi và thở bằng miệng đến khi máu chảy chậm hoặc ngừng chảy.

– Dùng bông (có thể tẩm thuốc co mạch) để làm sạch máu chảy trong mũi.

– Có thể thực hiện khạc nhổ để đưa máu trong cổ họng và miền ra ngoài.

5 bước xử trí khi trẻ bị chảy máu cam
5 bước xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Tuy nhiên, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như:

– Khó thở, da xanh nhợt

– Toát mồ hôi 

– Trụy mạch

– …

Cách phòng ngừa chảy máu cam hiệu quả

Chảy máu cam thường xảy đến bất thường và khó kiểm soát. Để phòng ngừa tình trạng này, mọi người có thể áp dụng một số cách như:

– Vệ sinh mũi đúng cách. Hạn chế dùng lực ngoáy mũi nhiều.

– Tránh không để lực mạnh tác động tiêu cực đến vùng mũi, mặt.

– Đeo khẩu trang bảo vệ mũi, đặc biệt khi thời tiết khô lạnh hoặc quá nóng.

– Không ngồi điều hòa quá lâu. Đảm bảo không khí ở môi trường sống, làm việc trong lành.

– Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên, đúng cách.

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C.

– Giảm căng thẳng, lo lắng. Biết cách cân bằng cảm xúc và cơ thể.

– Xây dựng và duy trì các thói quen tốt như: uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, tạo môi trường sống trong lành, hạn chế tiêu thụ cafein…

Trên đây là những thông khoa học về chảy máu cam. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]