Ung thư vòm họng: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

06/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Ung thư vòm họng là loại ung thư phổ biến ở Châu Á với tỷ lệ mắc cao. Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.

Tổng quan về ung thư vòm họng

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng lên tới 12% và xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Trong đó, có tới 70% trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Nguyên nhân

Hiện nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự xuất hiện của virus Epstein – Barr trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, việc hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay ăn nhiều các loại thực phẩm lên men như dưa muối cũng làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vòm họng.

Yếu tố nguy cơ

Ung thư vòm họng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở nam giới trong độ tuổi từ 40 đến 60. Một số yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng như:

– Dùng nhiều đồ uống có cồn

– Ăn quá nhiều thực phẩm tẩm ướp nhiều muối (mắm, cá khô, dưa muối…)

– Nhiễm HPV và EBV

Triệu chứng của ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng thường có thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 – 6 tháng hoặc kéo dài tới 1 năm. Việc phát hiện sớm tế bào ung thư sẽ góp phần tích cực vào quá trình điều trị, kéo dài tối ưu thời gian sống cho người bệnh.

Hình ảnh ung thư vòm họng
Hình ảnh ung thư vòm họng

Bệnh thường có diễn tiến âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh mũi xoang như viêm mũi, viêm xoang, vẹo vách ngăn mũi… nên người bệnh dễ có xu hướng chủ quan, chỉ thăm khám khi bệnh đã tiến triển nặng.

Một số dấu hiệu có thể là triệu chứng của ung thư vòm họng cần lưu ý như:

– Xuất hiện hạch cổ, hạch không tự biến mất mà có xu hướng lớn dần theo thời gian.

– Xuất hiện các triệu chứng gây ra bởi bướu như: đau đầu, nhìn đôi, nghẹt mũi, chảy máu mũi, tê mặt, lé mắt, ù tai như có tiếng ve kêu trong tai…

– Xanh xao, sụt cân, ăn uống kém, mệt mỏi…

Các triệu này rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tai mũi họng thông thường. Bởi vậy, nếu các dấu hiệu xuất hiện và không có xu hướng thuyên giảm theo thời gian, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra phát hiện sớm từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, tránh để bệnh phát triển gây nguy hiểm.

Chẩn đoán ung thư vòm họng

Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bên cạnh việc thăm hỏi bệnh sử và thói quen sinh hoạt, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kiểm tra hình ảnh để tìm kiếm dấu hiệu bệnh:

– Nội soi tai mũi, sinh thiết lấy mẫu mô để phát hiện tế bào ung thư nếu có tổn thương nghi ngờ.

– Chụp cắt lớp vi tính và/ hoặc chụp cộng hưởng từ vùng đầu cổ nếu vùng vòm họng phát hiện tổn thương nghi ngờ để đánh giá đặc điểm bướu ngay tại chỗ cũng như tình trạng di căn hạch vùng.

– Chụp PET-CT hoặc CT các vùng cơ thể khác để đánh giá tình trạng di căn của bướu.

Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ thường chỉ định nội soi
Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ thường chỉ định nội soi

Điều trị ung thư vòm họng

Việc điều trị ung thư cụ thể sẽ được căn cứ dựa trên tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh của bệnh nhân. Trong đó, phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là hóa trị liệu và xạ trị. Với trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, việc điều trị hướng đến nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Trong quá trình điều trị, người bệnh lưu ý:

– Ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

– Sau khi xạ trị hoặc hóa trị liệu, người bệnh cần tập luyện há miệng, xoa bóp vùng cổ thường xuyên để giảm tác dụng phụ của trị liệu, nâng cao chất lượng sống.

Phòng tránh ung thư vòm họng

Để phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư vòm họng, mọi người cần lưu ý:

– Không hút thuốc lá, hạn chế tiêu thụ rượu bia

– Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thực phẩm ướp muối, cay nóng

– Phòng ngừa lây nhiễm HPV: HPV lây lan chủ yếu qua đường tình dục (bao gồm cả quan hệ bằng âm đạo, hậu môn hay bằng miệng), dù người mắc bệnh có hay không có triệu chứng rõ ràng. Tiêm phòng HPV là biện pháp phòng ngừa tối ưu để ngăn ngừa các bệnh lý gây ra bởi virus HPV, bao gồm ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, mọi người hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng và chỉ nên có 1 bạn tình trong cùng 1 thời điểm.

– Phòng ngừa lây nhiễm EBV, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do EBV thường xảy ra chủ yếu ở đối tượng trẻ em.

Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ từ 6 tháng- 1 năm/lần để sớm phát hiện các bất thường sức khỏe, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Viêm xoang bướm và những điều nhất định phải biết

Viêm xoang bướm và những điều nhất định phải biết

Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm là nguyên nhân khiến tình trạng viêm xoang ngày càng gia tăng. Ước tính, tỷ lệ người Việt mắc bệnh lý mũi xoang lên tới 30%, trong đó viêm xoang bướm là một tình trạng không hiếm gặp. Tổng quan về viêm xoang bướm Xoang là các […]

Viêm Amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm Amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm amidan như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm amidan là gì? Amidan hoạt động như một cơ chế bảo vệ và giúp ngăn cơ thể khỏi […]

Viêm xoang khi nào cần phẫu thuật và những điều cần biết

Viêm xoang khi nào cần phẫu thuật và những điều cần biết

Viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở nước ta, chiếm tới 25 – 30% trong tổng số các trường hợp người bệnh thăm khám bệnh lý tai mũi họng. Trong đó, các trường hợp xoang mạn tính có thể cần điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp cùng điều trị […]