Viêm xoang khi nào cần phẫu thuật và những điều cần biết

12/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở nước ta, chiếm tới 25 – 30% trong tổng số các trường hợp người bệnh thăm khám bệnh lý tai mũi họng. Trong đó, các trường hợp xoang mạn tính có thể cần điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp cùng điều trị nội khoa hỗ trợ.

Viêm xoang – bệnh lý mũi xoang phổ biến

Viêm xoang (viêm mũi xoang) là tình trạng viêm niêm mạc mũi, viêm xoang cạnh mũi phổ biến tại Việt Nam với các biểu hiện đặc trưng như:

– Nghẹt mũi

– Chảy mũi

– Đau các vùng xoang

– Giảm/ mất mùi

Viêm xoang được chia thành 2 loại chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính:

– Viêm xoang cấp tính (thường kéo dài dưới 3 tháng) thường gây ra bởi virus, vi khuẩn.

– Viêm xoang mạn tính (tái đi tái lại nhiều lần): ngoài virus, vi khuẩn, bệnh có thể gây ra bởi các yếu tố như: bệnh lý di truyền và miễn dịch, dị ứng… Các đợt viêm xoang có thể diễn ra nhiều lần, các đợt viêm cũ chưa dứt hẳn thì các đợt mới đã xuất hiện với các triệu chứng nặng hơn.

Khi nào nên phẫu thuật viêm xoang

Phẫu thuật mũi xoang là phương pháp điều trị giúp cải thiện thông khí xoang, bóc tách, cắt bỏ polyp, khối u hay cắt gọt vách ngăn mũi xoang bị vẹo để giúp người bệnh loại bỏ tình trạng viêm xoang hiệu quả.

Phẫu thuật viêm xoang mang lại nhiều giá trị tích cực cho người bệnh:

– Loại bỏ nhanh tình trạng khó chịu, khó thở do viêm xoang, từ đó ngăn ngừa biến chứng từ viêm xoang.

– Loại trừ ổ viêm, thúc đẩy quá trình lành niêm mạc mũi.

Phẫu thuật thường chỉ định trong các trường hợp:

– Người bệnh viêm mũi xoang không đáp ứng với điều trị nội khoa, các triệu chứng chảy mũi, ngạt mũi, đau nhức vùng mặt không được cải thiện.

– Viêm xoang xuất hiện polyp độ 3, độ 4 gây ngạt mũi, chảy nhiều mũi.

– Viêm xoang gây biến chứng ở ổ mắt, thần kinh.

– Viêm xoang dai dẳng, tái phát từ 4 lần/năm, ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Viêm xoang mạn tính.

Vị trí các hố xoang trên mặt
Vị trí các hố xoang trên mặt

Lưu ý cần biết trước khi mổ viêm xoang

Với các trường hợp cần mổ viêm mũi xoang, để giúp việc phẫu thuật thuận lợi, tăng tỉ lệ thành công, người bệnh cần lưu ý:

– Nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi làm phẫu thuật. Có thể uống nước.

– Trước khi phẫu thuật 10 – 14 ngày, không dùng các loại thuốc giảm đau chứa salicylate hay aspirin.

– Trước phẫu thuật ít nhất 5 ngày, không dùng thuốc chống viêm không steroid.

– Ngừng các liệu pháp thảo dược đang dùng.

– Trong ít nhất 3 tuần trước khi phẫu thuật, không hút thuốc.

Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ
Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, người bệnh cũng cần quan tâm đến một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật như:

– Rò rỉ dịch não tủy.

– Nhiễm trùng, chảy máu, nhìn đôi, tụ máu quỹ đạo, giảm khứu giác, tê răng cửa… trong vài giờ đầu sau phẫu thuật.

– Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy đến là mù lòa do tổn thương dây thần kinh thị giác khi phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị viêm mũi xoang

Khi phẫu thuật viêm mũi xoang, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Sau đó, phẫu thuật viên tiến hành mở các lỗ thông xoang để loại bỏ các bệnh tích (nấm, u, dịch nhầy mủ…) ở các xoang bệnh lý từ đó phục hồi khả năng dẫn lưu của niêm mạc. Sau phẫu thuật, việc dùng thuốc bơm rửa mũi, thuốc xịt phù hợp cũng đem lại khả năng phục hồi nhanh, tránh nguy cơ bệnh lý tái phát.

Trong phẫu thuật điều trị viêm mũi xoang, có hai phương pháp thường được áp dụng, đó là mổ mở và mổ nội soi.

Mổ mở

Mổ mở là phương pháp cổ điển, phẫu thuật xâm lấn để điều trị viêm xoang. Trong đó, bác sĩ rạch một đường da ở ngoài để tiếp cận và xử lý vùng bệnh lý. Phương pháp này gây tổn thương mô lớn, thời gian phục hồi lâu và để lại sẹo. Cùng với đó là hạn chế trong việc tiếp cận các vị trí bệnh hẹp khiến mổ mở ngày càng ít được áp dụng trong điều trị viêm mũi xoang. 

Hiện nay, mổ mở thường chỉ được áp dụng với các trường hợp bệnh lý phức tạp vùng xoang trán khi nội soi không thể tiếp cận được bởi sự cản trở của khối u hoặc bất thường về giải phẫu.

Nội soi mũi xoang

Nội soi là phương pháp áp dụng các tiến bộ của máy móc, kỹ thuật để thực hiện phẫu thuật, trong đó người bệnh không cần rạch da để điều tị.

Phẫu thuật nội soi giúp tiếp cận các vị trí viêm xoang một cách chính xác, nhẹ nhàng, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng.

Hiện phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị chính và phổ biến trong điều trị viêm xoang nhờ nhiều ưu điểm nổi bật:

– Xâm lấn tối thiểu

– Thời gian phẫu thuật nhanh, nằm viện ngắn

– Giảm tối đa các tổn thương ở niêm mạc mũi xoang

– Giảm nguy cơ biến chứng

– Tỷ lệ tái phát thấp

Nội soi có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với mổ mở
Nội soi có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với mổ mở

Sau phẫu thuật, người bệnh được hẹn tái khám theo từng tuần để chăm sóc vết hố mổ, loại bỏ máu cũ, dịch tiết, tách dính vết mổ (nếu có) để phòng tránh tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định dùng thuốc, bơm rửa mũi và lịch tái khám của bác sĩ. Để nhanh hồi phục, người bệnh cần tránh làm việc nặng, đồ ăn có nguy cơ gây dị ứng, các tác nhân gây tái phát viêm xoang như: khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất độc hại…

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm tiểu phế quản với các dấu hiệu như ho, sốt và  thở khò khè. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin về triệu chứng và cách điều trị bệnh. Bệnh viêm tiểu phế quản […]

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bạch hầu là căn bệnh dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Vậy bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh là gì? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bạch hầu là bệnh gì? Bệnh bạch […]

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ em: Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng viêm phổi do vi khuẩn, vi-rút gây ra. Vậy viêm phổi có phải là bệnh nguy hiểm? Khi nào ba mẹ nên cho con nhập viện tránh những biến chứng? Ba mẹ cùng tìm hiểu theo bài viết sau. Viêm phổi ở trẻ là gì Viêm phổi ở […]

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Thời tiết thay đổi thất thường có thể khiến trẻ bị viêm phế quản cấp tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ nắm những thông tin cần thiết, đề phòng biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản ở trẻ em là gì? Viêm phế quản là tình trạng viêm phế quản, đường dẫn […]