Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam? Ba mẹ thực hiện ngay 5 bước này!

23/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Khi trẻ bị chảy máu cam, không ít ba mẹ thường hướng dẫn con ngửa đầu ra đằng sau để ngăn máu chảy. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm đúng. Ba mẹ theo dõi bài viết để biết cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam nhé!

Những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng vỡ mạch máu nhỏ ở mũi gây chảy máu ra ngoài. Đây là một hiện tượng phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng bị ít nhất 1 lần trong đời. Đặc biệt, tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 10. 

Tùy vào tình trạng thực tế mà chảy máu cam ở trẻ có thể gây nguy hiểm hoặc không. Trong đó, đa phần các trường hợp là không nghiêm trọng, chảy máu chỉ kéo dài trong khoảng vài phút và có thể xử lý nhanh tại nhà và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của trẻ. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu cam ở trẻ khá đa dạng, trong đó phổ biến là:

– Ảnh hưởng của khí hậu khô nóng hoặc khô lạnh khiến mạch máu nhạy cảm hơn, dễ vỡ.

– Thói quen ngoáy mũi, xì mũi, day mũi, chà xát mũi với lực mạnh ở trẻ.

– Tác động của dị ứng, nhiễm trùng mũi, họng, xoang.

– Chấn thương ở mũi do tai nạn, va chạm mạnh.

– Vách ngăn ở mũi bị trẹo.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc xịt, thuốc chống viêm…

– Ảnh hưởng của một số bệnh lý như: bệnh bạch cầu, giảm tiểu cầu miễn dịch, khối u mũi…

– Thiếu vitamin C, thiếu vitamin K hay các khoáng chất như sắt, kali…

5 bước xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Xử trí khi trẻ bị chảy máu cam, ba mẹ thực hiện theo 5 bước đơn giản:

Bước 1: Trấn an trẻ để con không hoảng sợ, lo lắng

Bước 2: Để trẻ ở tư thế đứng hoặc ngồi, đầu nghiêng nhẹ về phía trước

Bước 3: Bóp mũi

Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ nhàng hai bên cánh mũi của trẻ khoảng 10 phút để ngăn máu chảy thêm ra ngoài.

Lưu ý: Không ấn một bên cánh mũi (dù trẻ chỉ chảy máu mũi 1 bên), không bóp phần xương sống mũi để tránh gây tổn thương thêm các mạch máu trong mũi.

Bước 4: Thả tay và chờ đợi

Sau khi thả tay, nếu máu vẫn chưa ngừng chảy, ba mẹ tiếp tục thực hiện lại bước 3 để ngăn việc trẻ bị mất máu

Lưu ý: Nếu sau 10 phút mà máu vẫn tiếp tục chảy, không có dấu hiệu thuyên giảm, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ để được xử trí phù hợp, kịp thời.

Bước 5: Nghỉ ngơi

Sau khi sơ cứu xong, ba mẹ cho bé nằm nghỉ nhẹ nhàng một lúc.

Nên cho trẻ nằm nghiêng để tránh máu chảy xuống cổ họng, trẻ nuốt vào có thể gây khó chịu, nôn mửa.

Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ nhàng hai bên cánh mũi để máu không chảy ra ngoài
Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ nhàng hai bên cánh mũi để máu không chảy ra ngoài

Lưu ý:

Ba mẹ tuyệt đối không nhét bất kỳ vật gì vào mũi trẻ trong khi sơ cứu.

– Chấn an tâm lý để tránh trẻ bị hoảng loạn, sợ hãi.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Chảy máu cam thực tế là một phản ứng bình thường trước các kích thích từ điều kiện sống của trẻ. Ba mẹ không cần quá lo lắng trước hiện tượng này. 

Tuy nhiên, ba mẹ không nên chủ quan nếu:

– Trẻ chảy máu cam liên tục, không thể cầm máu sau 10 phút.

– Trẻ chảy máu cam nhiều lần, lặp đi lặp lại mà không rõ nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở mũi, cần được thăm khám và điều trị.

– Chảy máu cam kèm các dấu hiệu: xuất hiện các vết tím trên cơ thể, xuất hiện máu cả ở nước tiểu, phân…

– Trẻ đang mắc bệnh lý có liên quan đến chức năng đông máu như: bệnh gan, bệnh hemophilia, bệnh thận

– Trẻ nôn ra máu, khó thở, tim đập nhanh

Khi đó, ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu chảy máu cam liên tục, không thể cầm máu sau 10 phút
Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu chảy máu cam liên tục, không thể cầm máu sau 10 phút

Hướng dẫn phòng tránh chảy máu cam ở trẻ

Với các trường hợp trẻ thường xuyên bị chảy máu cam (nguyên nhân không phải do va chạm, tai nạn), ba mẹ nên tăng cường các thực phẩm có tính mát để giúp trẻ thanh nhiệt, làm mát cơ thể như: ngó sen, củ cải trắng, rau má, đậu đen, rau lá xanh, ớt chuông, giá đỗ, chanh, cam, ổi, đu đủ…

Bên cạnh đó, ba mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc, vệ sinh mũi cho trẻ:

– Giữ ấm, ẩm cho vùng mũi của trẻ: Bôi vaseline/ dưỡng ẩm vào phần trước vách mũi để giữ ấm; cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm trong cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết khô lạnh hay khô nóng.

– Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách: vệ sinh mũi cho trẻ với nước muối sinh lý 1 – 2 lần/tuần. Trong đó, ba mẹ cũng cần lưu ý không lạm dụng nước muối sinh lý trong vệ sinh mũi ở trẻ bởi việc này có thể làm mất chất nhầy tự nhiên ở niêm mạc mũi, làm mất hàng rào bảo vệ tự nhiên, khiến trẻ dễ bị khô mũi, tổn thương niêm mạc, nhiễm khuẩn.

HI vọng các thông tin trong bài viết đã giúp ba mẹ có thêm kiến thức xử trí đúng cách với tình trạng chảy máu mũi ở trẻ.

Liên hệ hotline 1900 198 của DoLife để được hỗ trợ thêm nhé!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Mắc bệnh thủy đậu – Kiêng ngay những điều này để nhanh hồi phục

Bị thủy đậu kiêng gió, kiêng nước là lầm tưởng của không ít người. Thực tế việc này không những không có lợi mà còn tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh thủy đậu cần và không cần kiêng những gì? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Dấu hiệu mắc […]

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị

Hen phế quản là căn bệnh có tỷ lệ người mắc khá cao. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy hen phế quản có nguyên nhân là do đâu và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Hen phế quản […]

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Các biện pháp chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng 

Vào mùa nắng nóng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe như: nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu… Các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa nắng nóng Vào mùa nắng nóng có thể gặp phải một số vấn đề […]