Polyp mũi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

20/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Polyp mũi chiếm 1-4% dân số. Bệnh có thể gây ra các vấn đề như tắc nghẽn mũi, viêm xoang, khó thở, song thị hoặc hai mắt xa nhau bất thường…

Thông tin chung về Polyp mũi
Thông tin chung về Polyp mũi

Polyp mũi là gì?

Polyp mũi là một dạng khối u lành tính xuất hiện trong hốc mũi hay các xoang mặt, xoang và mũi. 

Về bản chất, polyp mũi không phải là khối u mà là thoái hóa cục bộ của niêm mạc xoang, mũi (lớp tổ chức đệm). Polyp thường liên quan đến viêm mũi xoang mạn tính, hen suyễn, xơ nang, hội chứng Churg-Strauss.

Polyp mũi có dạng mềm, nhẵn, mọng trong màu hồng nhạt. Bên ngoài Polyp là lớp biểu mô với tế bào trụ, vuông hoặc thành tế bào lái bẹt. Bên trọng khối polyp là một lớp lỏng lẻo chứa dịch nhầy được tạo thành từ tổ chức liên kết tế bào xơ.

Nguyên nhân gây Polyp mũi

Polyp mũi thường hình thành từ lớp niêm mạch mũi hay xoang (xoang trống phía trên và sau mũi). Nguyên nhân hình thành chính là do hệ quả từ các phản ứng viêm do nhiễm vi khuẩn, virus, dị ứng hay phản ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại nấm.

Các mô sẽ tăng tích tụ nước do các mạch máu ở niêm mạc mũi, xoang tăng tính thấm khi viêm. Theo thời gian, các mô ứ nước bị trọng lực kéo xuống, tạo thành polyp.

Bên cạnh đó, một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành polyp như:

– Hen suyễn khiến đường hô hấp bị viêm, tắc nghẽn.

– Viêm xoang dị ứng do vi nấm.

– Viêm xoang mạn tính.

– Nhạy cảm với các loại thuốc kháng viêm không steroid hay aspirin.

– Tiết dịch nhầy bất thường từ mũi, xoang do rối loạn di truyền, xơ nang.

– Viêm mạch máu do hội chứng Churg-Strauss.

– Di truyền.

Triệu chứng của Polyp mũi

Triệu chứng

Polyp mũi nhỏ thường không gây ra các vấn đề nghiêm trọng hoặc ít có dấu hiệu. Tuy nhiên, với trường hợp Polyp kích thước lớn, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng kèm theo như:

– Nghẹt mũi kéo dài.

– Thường xuyên sổ mũi, chảy máu cam.

– Khứu giác giảm hoặc mất.

– Nhức đầu, đau nhức vùng mặt. Mặt và trán có cảm giác đè nặng.

– Vùng răng hàm trên đau nhức.

– Ngáy nhiều, to.

– Viêm đa xoang mãn tính.

Biến chứng

Polyp nhỏ và đơn độc thường ít gây biến chứng. Tuy nhiên, polyp lớn hoặc nhiều polyp nhỏ có thể gây biến chứng cho người bệnh:

– Viêm xoang cấp/ mạn tính.

– Khó thở tắc nghẽn khi ngủ.

– Biến đổi cấu trúc mặt, song thị

Chẩn đoán Polyp mũi

Phương pháp chẩn đoán

Việc nhận biết Polyp mũi không dễ dàng bởi các triệu chứng bệnh có nhiều điểm tương đồng với cảm cúm hoặc viêm mũi xoang. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử và chỉ định người bệnh làm các chẩn đoán hình ảnh:

– Kiểm tra mũi, khảo sát sâu về triệu chứng mà người bệnh gặp phải.

– Nội soi mũi.

– Xét nghiệm dị ứng, vi khuẩn học, xét nghiệm chức năng phổi, độ nhạy aspirin…

– CT scan để xác định vị trí và kích thước của polyp.

– Xét nghiệm bệnh xơ nang phổi (nếu cần).

4 mức độ polyp mũi

Polyp mũi có 4 giai đoạn:

Mức độ 1

– Polyp mềm, kích thước nhỏ, nằm gọn ở khe giữa mũi.

– Chỉ có thể phát hiện thông qua nội soi.

Mức độ 2

– Kích thước vừa phải.

– Polyp chiếm hết khe giữa mũi, chạm tới phần cuốn mũi giữa.

Polyp không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Polyp không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Mức độ 3

– Polyp to.

– Polyp chạm tới lưng cuốn mũi dưới. Có thể thấy được polyp khi soi gương và dùng tay nâng mũi lên.

– Người bệnh nghẹt thở, bị rối loạn khứu giác.

Mức độ 4

– Polyp phình rất to, lấp gần hết hốc mũi, thò tới tận cửa lỗ mũi.

Phương pháp điều trị Polyp mũi

Tùy theo mức độ polyp và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp với từng người bệnh. Trong đó, hai phương pháp chính thường được áp dụng là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa thường được chỉ định với những trường hợp polyp nhỏ với các phương pháp chính như:

– Corticosteroid xịt mũi để giảm phản ứng viêm, tăng lưu thông khí qua mũi, đồng thời làm teo nhỏ polyp. Các loại thuốc thường được sử dụng như: Fluticasone, Flunisolide, Triamcinolone, Budesonide, Mometasone.

– Dùng các loại thuốc chống nhiễm trùng và dị ứng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

– Dùng kháng sinh với trường hợp nhiễm trùng xoang.

– Dùng các loại thuốc kháng nấm với các trường hợp viêm xoang mạn nhiễm vi nấm.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt polyp sẽ được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Việc chỉ định loại phẫu thuật thường dựa trên vị trí, số lượng và kích thước polyp.

Hai loại phẫu thuật phổ biến là:

– Cắt polyp mũi bằng máy cắt hút (máy bào mô): áp dụng với những loại polyp nhỏ, đơn độc. Sau phẫu thuật, người bệnh được chỉ định dùng kháng sinh và corticosteroid dạng uống để điều trị viêm.

– Phẫu thuật nội soi mũi xoang để loại bỏ polyp và mở rộng lỗ thông xoang bị viêm tắc.

Với trường hợp polyp mũi có u hạt bạch cầu ái toan kèm viêm đa mạch, xơ nang… người bệnh cần được điều trị thêm cả bệnh nền.

Cách phòng ngừa

Polyp mũi hoàn toàn có thể tái phát sau phẫu thuật nếu người bệnh không chăm sóc cẩn thận. Để ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh cần:

– Dùng thuốc xịt corticosteroid theo chỉ định để giảm viêm.

– Giữ độ ẩm môi trường sống. Hạn chế ở trong không khí khô.

– Vệ sinh mũi đúng cách bằng nước muối sinh lý. Xịt và rửa mũi thường xuyên để làm ẩm đường mũi, ngăn ngừa viêm nhiễm.

– Tránh tiếp xúc với các nguồn làm kích ứng mũi như: bụi, khói thuốc, mảnh vụn, ô nhiễm, phấn hoa…

– Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt là với bệnh nhân có bệnh hen suyễn và dị ứng. Điều trị dứt điểm hen suyễn.

– Rửa tay thường xuyên để hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Trên đây là những thông tin chung về polyp mũi. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]