Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

11/05/2024
Tác giả: admin
Chia sẻ

Viêm phổi ở trẻ là loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém.  Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng.

Các dấu hiệu viêm phổi điển hình ở trẻ 

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, thường là do các tác nhân chính như là virus, vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong phổi hình thành những ổ nhiễm trùng. Trong khi đó, tác nhân thường gặp nhất phải kể đến phế cầu khuẩn, nấm hoặc do một số loại virus khác. 

Viêm phổi xuất hiện khi trẻ bị ho hoặc trẻ có dấu hiệu cảm cúm. Lúc này, khi dịch nhầy tiết ra từ trong phổi sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng ưa thích cho các loại vi trùng, thúc đẩy sự phát triển của vi trùng và từ đó hình thành những túi phế nang chứa mủ. Thông thường, các triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn thường không giống nhau, với những dấu hiệu cụ thể như: 

Viêm phổi là bệnh lý phổ biến ở trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 10 tuổi
Viêm phổi là bệnh lý phổ biến ở trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 10 tuổi

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh 

Trẻ sơ sinh mắc viêm phổi thường có những dấu hiệu phổ biến như:  

– Sốt, ở một số trường hợp trẻ có thể sốt cao hơn 38 độ C

– Mệt mỏi, khó chịu, trẻ ngu li bì cả ngày 

– Khó thở hoặc thở nhanh hơn mức bình thường, khi thở, trẻ phải dùng cả bụng để co bóp nhằm lấy nhiều khí oxy để thở 

– Ho khan vào giai đoạn đầu, ở thời gian tiếp theo, trẻ thường ho ra đờm, đờm có thể màu trắng hoặc màu xanh rồi ngả vàng 

– Lười bú, bỏ không bú 

– Đau bụng, nôn trớ, đôi khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy 

Viêm phổi ở nhóm trẻ lớn hơn

Với trẻ lớn hơn, những dấu hiệu viêm phổi thường bao gồm: 

– Thở nhanh, thở mạnh. Đây có thể là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ mắc viêm phổi. 

– Thở rít hoặc thở khò khẻ, cảm giác thở rất khó khăn

– Sốt cao, ho và đôi khi ớn lạnh

– Nghẹt mũi 

– Mệt mỏi, không muốn vận động

– Trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn không thấy thấy ngon miệng dẫn đến bỏ ăn 

Nhìn chung, không phải trường hợp nào cũng phải nhập viện. Trẻ có thể được thăm khám và theo dõi điều trị ở nhà nếu như chỉ mắc viêm phổi ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu như trẻ xuất hiện tình trạng bỏ bú, bỏ ăn, hoặc thậm chí nặng nhất là tình trạng tiêu chảy, sốt li bì, thở khò khè… bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp ngay lập tức. 

Tìm hiểu một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến 

Các nguyên nhân chính

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn gây bệnh, mỗi nguyên nhân đều có sự tác động khác nhau đến cơ thể, đây cũng là lý do ở mỗi nhóm tuổi mà triệu chứng viêm phổi sẽ có sự khác nhau. 

– Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, tác nhân chính gây bệnh thường là do một số loại vi khuẩn như: Streptococcus nhóm B,  Branhamella Catarrhalis, S.aureus và Listeria momocytogenes. 

– Ở nhóm trẻ dưới 2 tháng tuổi, tác nhân chính gây bệnh lại do vi khuẩn Klebsiella Pneumonia, E. Coli. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bắt đầu di chuyển vào các thùy phổi và trú ngụ ở đây, sau đó bắt đầu thực hiện quá trình sinh sôi, phát triển và gây bệnh lý.

– Ở nhóm trẻ từ 5 đến 15 tuổi, tác nhân chính gây bệnh bao gồm một số loại virus như: RSV, H.influenza… So với những yếu tố gây bệnh viêm phổi khác, nếu bệnh do virus thường xảy ra chậm hơn và ít nguy hiểm hơn. Hiện nay, theo ước tính, có hơn khoản 50% trường hợp viêm phổi gây ra bởi virus, triệu chứng của những loại bệnh này thường tương tự với chứng cảm cúm thông thường. 

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tái phát bệnh nhiều lần, với các đợt phát bệnh thường gần nhau, khiến nhiều trẻ chưa khỏi hẳn đã tái phát và bắt buộc phải nhập viện như: 

– Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, do đó khi bị viêm phổi trẻ sẽ bị lười ăn, điều này khiến trẻ dễ mệt mỏi, sức đề kháng kém, dễ tái đi tái lại bệnh viêm phổi. 

– Một số yếu tố khác như giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho bệnh viêm phổi dễ tái phát. Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố như môi trường sống, trong đó có nguồn nước không sạch sẽ, ô nhiễm không khí và khói bụi hoặc trẻ tiếp xúc với các chất độc hại như khói thuốc lá. 

Virus được xem là tác nhân chính gây bệnh
Virus được xem là tác nhân chính gây bệnh

Cách điều trị bệnh viêm phổi như thế nào? 

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên thì tốt hơn hết, bố mẹ nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, chụp X-quang, xét nghiệm máu và được can thiệp điều trị bằng kháng sinh kịp thời. Lưu ý tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc kháng sinh ở nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, không cho con uống thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi ho là phản xạ tốt nhất để tống chất đờm ra khỏi đường thở. 

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ khi bị viêm phổi mà cha mẹ có thể làm để giúp con nhanh khỏi bệnh: 

– Hạ sốt cho trẻ bằng biện pháp chườm ấm. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, cần cho trẻ sử dụng thuốc theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định. Nên cho trẻ tăng cường uống nước để giảm sốt và loãng đờm. 

– Vỗ lưng giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả, giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, từ đó giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng. Phụ huynh nên thực hiện vỗ lưng trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn. Chú ý không vỗ vào dạ dày, xương ức hay xương sống.

– Ho sẽ làm cho trẻ thông thoáng đường thở, đồng thời đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi. Với những trẻ lớn, mẹ lưu ý yêu cầu trẻ ho từng khu vực, nếu như trẻ chưa ngừng cơn ho thì không được vỗ tiếp. 

Lưu ý cách vệ sinh và chế độ ăn uống cho trẻ 

– Vệ sinh mũi miệng: Nên sử dụng khăn giấy mềm để lau sạch nước mũi, vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu như dùng khăn xô thì đặc biệt cần phải chú ý đến cách giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô nhiễm bẩn và nếu như không được giặt sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám quay trở lại cơ thể bé. 

– Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đồ chơi và đồ dùng cho trẻ 

– Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ 

– Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên ép trẻ phải ăn hết tất cả phần thức ăn đã chuẩn bị sẽ khiến cho trẻ có cảm giác chán ăn 

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ phòng ngừa bệnh
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ phòng ngừa bệnh

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp ba mẹ hiểu được cách chăm sóc trẻ khi bị viêm phổi. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần tư vấn ba mẹ vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 1984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể hỗ trợ nhanh chóng. 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]