Sữa mẹ luôn được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý đến việc chăm sóc trẻ thế nào cho đúng cách cũng như một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình nuôi con bằng sữa.
Khi nào mẹ nên bắt đầu cho con bú sữa?
Với những mẹ thắc mắc khi nào nên bắt đầu cho trẻ bú sữa, câu trả lời là việc bú sữa mẹ nên bắt đầu trong những giờ đầu tiên sau khi sinh. Bởi giai đoạn này là thời điểm trẻ cần sữa mẹ hơn bao giờ hết, đồng thời sữa mẹ cũng là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất để giúp con phát triển một cách toàn diện. Trong một số trường hợp, nếu như trẻ sơ sinh và mẹ phải tách nhau trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày sau khi sinh, mẹ vẫn nên cho trẻ hút sữa và trữ sữa cho trẻ. Nhìn chung, việc cho con bú sữa nên được thực hiện càng sớm càng tốt.
Tuần đầu sau khi sinh, núm vú của mẹ tiết ra một lượng nhỏ sữa đặc, màu vàng nhạt và thường được go là sữa non. Sữa non giàu dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho em bé trong những ngày đầu tiên. Sau khoảng thời gian đó vài ngày, nếu như tiếp tục cho con bú sữa thì lượng sữa lớn hơn sẽ được tiết ra giúp trẻ tăng trọng lượng.
Cần hiểu đúng về các loại sữa mẹ
Bên cạnh sữa non là loại sữa đã quá đỗi quen thuộc, mẹ cần hiểu đúng về các loại sữa khác nhau như:
Dạng sữa non
Như đã đề cập đến ở trên, giai đoạn sản xuất sữa non thường bắt đầu trong thời kỳ mang thai và thường kéo dài trong vài ngày sau khi phụ nữ sinh con. Sữa non chứa các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là protein với các hợp chất tăng cường hệ miễn dịch để cung cấp năng lượng và hỗ trợ cho bé trong những ngày mới chào đời.
Dạng sữa chuyển tiếp
Khi hết sữa non, tuyến sữa lúc này bắt đầu tiết ra dạng sữa chuyển tiếp. Dạng sữa này thường sẽ chỉ xuất hiện trong khoảng từ 5 đến 15 ngày, tính từ khi sữa non kết thúc. Càng đến gần cuối chu kỳ tiết sữa chuyển tiếp thì sữa sẽ càng tiết nhiều hơn và gần giống với sữa trưởng thành.
Dạng sữa trưởng thành
Sữa trưởng thành sẽ xuất hiện ngay khi kết thúc giai đoạn sữa chuyển tiếp. Dạng sữa này có protein chỉ bằng nửa sữa non nhưng giàu chất béo hơn.
Dạng sữa cuối bữa
Sữa cuối bữa là dạng sữa được tiết ra vào cuối bữa bú của trẻ, thường có màu trắng đục do chứa nhiều chất béo hơn so với sữa đầu bữa.
Những điều cần tránh khi nuôi con bằng sữa mẹ
Dưới đây là một số sai lầm rất nhiều mẹ thường mắc phải trong quá trình nuôi con bằng sữa
Không cho con bú sữa non
Sữa non thường có màu sắc không đẹp, đây cũng chính là lý do nhiều mẹ thường bỏ qua sữa non không cho con bú. Theo các chuyên gia, sữa non là dưỡng chất cần thiết mẹ bắt buộc phải cho con bú. dù mẹ có ít sữa hay là không.
Cho bé ăn trước khi cho bú
Không ít mẹ thường có thói quen cho bé bú lại sữa công thức trước khi bú sữa mẹ. Hệ lụy đầu tiên của hành động này đó là việc bé sẽ không còn muốn uống sữa mẹ do đã quá quen thuộc với sữa bột hay núm vú của bình sữa thì thường dễ bú hơn so với ti mẹ. Bên cạnh đó, nếu như không được bú thường xuyên, sữa mẹ sẽ dễ bị chua, bị mất chất và thậm chí còn có thể dẫn tới nguy cơ viêm tuyến vú ở mẹ.
Cho trẻ bú trong thời gian quá lâu
Thời gian trẻ bú thường rơi khoảng 10 phút/bầu vú. Trong thời gian đó, 2 phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng hơn 50% tổng lượng sữa trong bầu vú. Ở thời gian 2 phút tiếp theo, bé có thể bú được khoảng 80 đến 90% tổng lượng sữa, còn 6 phút cuối cùng hầu như bé không bút được nhiều.
Khi mẹ cho bé bú quá lâu, hàm lượng protein tăng cao và hàm lượng chất béo giảm xuống thấp. Bé càng bú lâu thì hàm lượng protein càng tăng cao, trong khi đó hàm lượng chất béo càng giảm xuống thấp. Ngoài ra, khi bé bú quá lâu, bé dễ hít vào nhiều không khí dẫn đến đầy bụng, nôn trớ…
Cho bé bú khi mẹ đang trong trạng thái tức giận
Nếu như mẹ đang trong trạng thái tức giận thì lưu ý rằng không nên cho bé bú nhé. Bởi khi mẹ đang trong cảm xúc khó kiểm soát có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến cho một lượng lớn noradrenalin được phóng thích, cùng với đó là một lượng lớn adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại này chất sẽ tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: Tim đập nhanh hơn mức bình thường, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao… và từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng tia sữa. Do đó, trong thời gian cho con bú, mẹ nên kiểm soát cảm xúc tốt hơn, hạn chế tối đa việc nóng giận để không gây ảnh hưởng đến bé.
“Mách” mẹ cách chăm sóc nguồn sữa hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ
Mẹ nên ăn uống đầy đủ, cân đối các nhóm chất như: Chất xơ, vitamin, khoáng chất, tinh bột đồng thời uống đủ 2 lít nước/ngày. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng và chua.
Ngoài ra, theo các chuyên gia sản khoa khuyến khích, khi trẻ được 4 tháng tuổi, mẹ nên tăng cường cho trẻ dùng sắt để tăng cường chất này từ sữa cho bé bú.
Chế độ tập luyện cho mẹ
– Sau 2 tuần đầu khi mới sinh, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, mẹ có thể tăng dần mức vận động cũng như thời gian vận động nhiều hơn
– Massage ngực sẽ giúp mẹ lưu thông máu, kích thích việc tiết sữa đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tắc sữa. Do đó lưu ý đừng quên thực hiện việc này hàng ngày mẹ nhé!
Chế độ sinh hoạt cho mẹ
– Ăn uống, sinh hoạt điều độ, đúng giờ
– Lưu ý mẹ có thể dành thời gian cho các hoạt động thư giãn như là nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền… để tránh căng thẳng, tránh stress làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Nhìn chung, không có nguồn dinh dưỡng nào giàu kháng thể tự nhiên và tốt như sữa mẹ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, phụ nữ khi nuôi con bằng sữa mẹ cần thực hiện đúng cách nhằm mang lại sự phát triển tốt nhất cho con trong những giai đoạn đầu đời.
Bài viết liên quan
Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông Về đây ngóng trông, mà nghe thông báo… Ngày 14/9 DoLife tổ chức #Lớp_học_tiền_sản miễn phí với chủ đề: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Tham gia lớp học tiền sản, mẹ sẽ được: + 100% Mẹ bầu tham gia nhận quà check-in + […]
5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]
Đa nang buồng trứng có chữa được không?
Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]