Rối loạn chuyển hóa: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

22/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo số liệu từ WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), tỷ lệ người trưởng thành mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa trên thế giới là 20% – 25%. Trong đó, tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi và tình trạng béo phì. 

Thông tin chung về rối loạn chuyển hóa

Thông tin chung về rối loạn chuyển hóa
Thông tin chung về rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa là gì?

Chuyển hóa là quá trình tạo năng lượng cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Nguồn thức ăn nạp vào mỗi ngày chính là nguyên liệu tạo ra năng lượng. Sự bất thường trong quá trình chuyển hóa sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe cho người bệnh.

Rối loạn chuyển hóa là sự bất thường trong quá trình cơ thể chuyển hóa gây ra sự tích tụ quá nhiều các dưỡng chất thiết yếu gây mất cân bằng.

Người bệnh mắc rối loạn chuyển hóa thường tập hợp một nhóm các yếu tố nguy cơ như: béo bụng, huyết áp cao, đường huyết và cholesterol trong máu cao, rối loạn lipid máu , kháng insulin hoặc không dung nạp đường, tình trạng tiền đông máu, tình trạng tiền viêm… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như: tiểu đường loại 2, bệnh tim hay đột quỵ.

Phân loại rối loạn chuyển hóa

Có nhiều cách phân loại rối loạn chuyển hóa. Trong đó, phân loại phổ biến nhất gồm 2 nhóm:

– Bệnh do yếu tố di truyền

Rối loạn chủ yếu liên quan đến quá trình chuyển hóa đạm, chất béo, đường. Các biểu hiện bệnh thường nặng và tạo thành hội chứng bệnh lý. Khi mắc bệnh, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị đặc biệt là kiêng một số loại thực phẩm nào đó.

– Bệnh mới mắc phải

Bệnh thường gặp hơn ở người lớn và có nguyên nhân từ môi trường hay lối sống. So với bệnh do yếu tố di truyền, bệnh mới mắc thường có biểu hiện nhẹ, ít lệ thuộc vào thuốc hay kiêng khem nghiêm ngặt. Bệnh có xu hướng trở nặng nếu người bệnh không tự kiểm soát tốt bệnh tình bản thân.

Dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa

Tùy theo tình trạng từ nhẹ đến nguy hiểm mà các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa ở mỗi người là khác nhau. Trong đó, các triệu chứng chung phổ biến như:

– Ghi nhớ, đọc, nói, viết… gặp nhiều khó khăn.

– Thay đổi cảm xúc, hành vi.

– Nhận thức sa sút: lú lẫn, ảo tưởng, trí tuệ suy giảm, ảo giác, li bì…

– Co giật, co thắt cơ bắp không tự chủ.

– Buồn nôn nhưng không nôn.

– Khó thở, thở rất nhanh.

Tiêu chảy dai dẳng, mãn tính.

– Mệt mỏi.

– Đau đầu.

Với thể nhẹ, triệu chứng có thể thoáng qua rồi tự hết. Với bệnh nặng, người bệnh cần được nhập viện điều trị. Trẻ nhỏ có thể cần phải cấp cứu.

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa

Nguyên nhân

Thói quen ăn uống và sinh hoạt có liên quan mật thiết tới tình trạng rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, từ vận động, văn hóa, dân tộc đến bệnh đồng mắc…

Một số bệnh lý có thể gây ra rối loạn chuyển hóa như:

– Xơ nang

– Gaucher

Thiếu máu hồng cầu hình liềm

– Ứ sắt trong cơ thể

– Đái tháo đường

– Suy thận

– Gout

– Lạm dụng thuốc lợi tiểu

– …

Người bệnh có bệnh lý nền mà không kiểm soát tốt tình trạng mỡ máu, huyết áp, cân nặng, đường huyết dễ gặp phải các triệu chứng của rối loạn chuyển hóa.

Yếu tố nguy cơ

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới tình trạng rối loạn chuyển hóa chính là kháng insulin. Kháng insulin khiến cơ thể giảm dung nạp glucose  khiến lượng đường trong máu tăng, gây ra rối loạn.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng rối loạn chuyển hóa như:

– Tuổi tác: tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

– Béo phì (BMI >23), đặc biệt là người có vòng bụng to.

– Người mắc bệnh tiểu đường.

– Các bệnh lý khác: gan nhiễm mỡ, hội chứng ngưng thở khi ngủ, buồng trứng đa nang, tăng huyết áp

Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa

Người bệnh được áp dụng chẩn đoán khi xuất hiện ít nhất 3 trong các yếu tố:

– Vòng bụng: nam giới ≥ 90cm, nữ giới ≥ 80cm.

– Triglycerid máu ≥ 150mg/dl.

– HDL-C: Nam giới < 40mg/dl, nữ giới <50mg/dl.

– Huyết áp ≥ 130/85mmHg.

– Tăng glucose máu khi đói ≥ 100mg/dl.

Với người lớn, bệnh nhân chỉ cần thực hiện các xét nghiệm thông thường là đã có thể chẩn đoán bệnh rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, trẻ cần được làm các xét nghiệm chuyên biệt:

– Đo nồng độ enzyme và men gan, thận, tụy…

– Đo nồng độ các vi chất dinh dưỡng, vitamin… trong cơ thể.

– Xét nghiệm đường huyết, mỡ máu, đạm máu.

– Định lượng phản ứng hóa sinh trong cơ thể.

– Định lượng các loại hormone: tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục…

Phương pháp điều trị rối loạn chuyển hóa

Điều trị rối loạn chuyển hóa ở từng người bệnh cần dựa trên bệnh lý và tình trạng sức khỏe cá nhân. Với thể nhẹ, không có dấu hiệu rõ ràng, người bệnh không cần phải kiểm soát đặc hiệu. Với trường hợp nặng, người bệnh cần được điều trị đặc biệt và điều trị các bệnh lý nền.

Phác đồ điều trị có thể đa dạng nhưng đều cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản:

– Dinh dưỡng đầy đủ.

– Người bệnh cần tập thể dục đều đặn.

– Phẫu thuật với tình trạng bệnh nặng hoặc không đáp ứng với điều trị thông thường.

– Hỗ trợ tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Cùng với đó, mục đích trong điều trị rối loạn chuyển hóa cũng nhằm tới việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường loại 2 ở người bệnh. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ các chỉ định phòng ngừa bệnh lý tim mạch như:

– Không dùng thuốc lá.

– Giảm cholesterol trong máu.

– Điều trị tăng huyết áp.

– Điều trị đái tháo đường.

Cách phòng ngừa rối loạn chuyển hóa

Điều chỉnh lối sống là phương pháp tối ưu hàng đầu trong việc phòng ngừa và hạn chế các yếu tố nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa. Trong đó, cần lưu ý:

– Duy trì mức cân nặng lý tưởng với BMI trong khoảng 18,5 – 22,9kg/m2.

– Tăng hoạt động thể lực, duy trì vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.

– Xây dựng và duy trì chế độ ăn lành mạnh: tăng cường rau quả, cá, các loại hạt; hạn chế chất béo có hại, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ…

– Không hút thuốc lá.

Trên đây là những thông tin chung về rối loạn chuyển hóa. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]