Đẻ thường: Sau sinh mẹ nên và không nên ăn những gì?

03/02/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Sau khi trải qua quá trình sinh đẻ, cơ thể người mẹ yếu đi rất nhiều. Thông thường, mẹ mất 4 – 6 tuần để phục hồi lại sức khỏe. Để quá trình hồi phục sau đẻ thường nhanh chóng, mẹ nên và không nên ăn những gì? 

Sau sinh thường mẹ nên kiêng khem như thế nào?
Sau sinh thường mẹ nên kiêng khem như thế nào?

Sau sinh thường mẹ không nên ăn những gì?

Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ sau sinh thường. Trung bình, mỗi ngày mẹ cần nạp vào cơ thể 2200 – 2500 calo với chế độ dinh dưỡng hợp lý. 

Để tránh gây hại cho mẹ và bé, dinh dưỡng sau sinh của mẹ cần tránh các loại thực phẩm như: 

Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng dễ dẫn đến tình trạng táo bón, từ đó gây ra trĩ sau sinh. Bên cạnh đó, vị cay của thức ăn cũng làm giảm vị ngon của sữa đồng thời có hại cho đường ruột của trẻ.

Mẹ nên tránh xa các thực phẩm cay nóng
Mẹ nên tránh xa các thực phẩm cay nóng

Đồ uống chứa cồn, caffein

Đồ uống chứa cồn (rượu, bia…) không chỉ làm tăng cảm giác buồn ngủ, uể oải mà còn làm giảm khả năng sản xuất sữa của mẹ, ảnh hưởng tới dinh dưỡng của bé.

Caffein chứa trong cà phê, trà, nước ngọt… cũng gián tiếp ảnh hưởng tới trẻ qua đường sữa mẹ. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng không hề tốt cho mẹ bầu nếu sử dụng thường xuyên.

Thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao

Thủy ngân là một chất gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ. Một số thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao mẹ cần lưu ý: cá thu vua, cá kiếm, cá ngói, cá ngừ…

Đồ ăn lạnh

Sau sinh mẹ rất dễ gặp tình trạng ê buốt răng, rối loạn tiêu hóa. Việc tiêu thụ các loại thực phẩm lạnh khiến tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân khiến các cơn đau sau sinh kéo dài.

Thực phẩm có vị chua

Những đồ ăn, đồ uống có vị chua do lên men có thể ảnh hưởng tới tiêu hóa của mẹ sau sinh. Cùng với đó, sữa mẹ cũng sẽ bị thay đổi, có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, tiêu chảy, hăm tã ở trẻ.

Các loại trái cây có vị chua như chanh, cam, quýt… cũng không tốt cho mẹ khi vừa sinh xong.

Đồ chiên rán bằng dầu

Các thực phẩm chiên rán qua dầu chứa nhiều cholesterol hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa. Tiêu thụ những loại thực phẩm này dễ gây ra tình trạng buồn nôn, tiêu chảy. Đặc biệt, việc này hoàn toàn không có lợi cho sự hồi phục của mẹ.

Những thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh những thực phẩm có hại cho sự hồi phục và sức khỏe của mẹ và bé, mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm có lợi:

Sau sinh, mẹ bỉm nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Sau sinh, mẹ bỉm nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

– Ăn đủ nhóm chất: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Duy trì chế độ ăn nhiều chất đạm, vitamin và khoáng chất.

– Tăng cường chất lỏng: nước, sữa, nước hoa quả…

– Tăng cường các thực phẩm giàu protein: thịt, cá, đậu, sữa,…

Cùng với đó, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm cần thiết cho phụ nữ sau sinh:

– Rau xanh: xen kẽ các bữa ăn với những loại rau có màu xanh, đỏ,cam…

– Trái cây: mẹ nên ăn trái cây mỗi ngày để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Cá hồi: chứa hàm lượng DHA cao, tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ và phục hồi sau sinh đẻ của mẹ.

Để phục hồi sức khỏe nhanh chóng, mẹ cũng đừng quên bỏ qua những phương pháp hữu ích:

– Dùng hỗn hợp gừng – muối – ngải cứu để chườm bụng

– Ăn thức ăn ấm nóng

– Duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng

– Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Hậu quả của chế độ dinh dưỡng sau sinh không phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sau sinh đẻ sẽ giúp mẹ hồi phục nhanh, chăm bé tốt. 

Ngược lại, dinh dưỡng không hợp lý có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn của bé:

– Vết thương sau đẻ lâu phục hồi.

– Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vết rạch tầng sinh môn, tầng sinh môn lâu lành.

– Ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa.

– Có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ như: áp xe vú, viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú…

– Mệt mỏi, kiệt sức

– Có khả năng trầm cảm sau sinh

Sau đẻ thường mẹ nên kiêng gì để nhanh hồi phục

Dân gian vẫn có câu: “Bà đẻ sau sinh như cua lột xác”. Điều này để nói đến sức khỏe của phụ nữ sau sinh vô cùng nhạy cảm, yếu đuối, cần sự chăm sóc đặc biệt.

Trong thời gian kiêng cữ sau đẻ thường, mẹ lưu ý:

– Kiêng khem khoa học, không kiêm khem quá mức.

– Không tập thể dục nặng. Chỉ nên đi bộ chậm rãi và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.

– Không tự ý sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng mà không có chỉ dẫn từ bác sĩ.

– Không quan hệ tình dục trong vòng 4-6 tuần sau sinh.

– Chăm sóc răng miệng khỏe mạnh.

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không để căng thẳng kéo dài.

– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại, máy tính,… để tránh gây tổn thương thị lực và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Sau sinh, sức khỏe giảm sút, nếu mẹ thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường thì cần được thăm khám bác sĩ ngay:

– Sốt cao từ 38°C.

– Vết rạch tầng sinh môn sưng đỏ, chảy mủ.

– Sản dịch ra nhiều, xuất hiện cục máu đông.

– Dịch âm đạo xuất hiện mùi hôi.

– Đau đầu, thay đổi vị giác

– Không kiểm soát được khả năng tiểu tiện, tiểu són, tiểu buốt.

– Vú viêm sưng, nứt, chảy máu.

– Có dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, có ý nghĩ tự sát hoặc làm hại con.

Kiêng cữ sau sinh có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe phụ nữ. Theo các chuyên gia sản khoa, việc kiêng khem không tốt làm tăng nguy cơ các bệnh hậu sản. Một số vấn đề thường gặp như:

– Đau lưng

– Dễ mệt mỏi, đau đầu

– Thường xuyên đau nhức xương khớp

– Tâm trạng tiêu cực

Sức khỏe của mẹ sẽ giảm sút đáng kể về sau.

Làm mẹ là hành trình nhiều gian truân, vất vả từ khi mang thai, “vượt cạn” đến khi nuôi dạy con khôn lớn, nên người. Tuy nhiên, mẹ cũng là một thiên chức cao đẹp mà phụ nữ có được.

Đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc thai kỳ và đón con chào đời, DoLife mang đến dịch vụ thai sản trọn gói. Mẹ bầu sẽ được chăm sóc toàn diện với nhiều đặc quyền cao để có một hành trình mang thai an nhàn, an tâm và đầy ý nghĩa.

Hi vọng bài viết trên đã giúp mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích về việc kiêng khem sau sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ liên hệ ngay với hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Trẻ bị quai bị: bố mẹ lưu ý những gì để con nhanh khỏi?

Quai bị ở trẻ không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, căn bệnh này dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị quai bị trong bài viết dưới […]

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ xong có chườm nóng được không?

Đẻ mổ có chườm nóng được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em đặt ra. Bởi sau khi sinh, ai cũng nôn nóng muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Vì vậy, hãy cùng DoLife tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé! Chườm nóng có tác dụng gì? Chườm nóng […]

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Tầm soát ung thư phổi giúp sớm phát hiện ra các dấu hiệu ung thư, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời làm tăng cơ hội được điều trị khỏi và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Vậy có thể tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Ai nên tầm soát […]

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]