Ê buốt răng là tình trạng không hiếm gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên phổ biến hơn ở người lớn tuổi hoặc người trẻ có thói quen chăm sóc răng không tốt. Làm sao để khắc phục tình trạng này? Tìm câu trả lời ngay trong bài viết!
Ê buốt răng là tình trạng phổ biến
Ê buốt răng là tình trạng ê, đau, nhức, khó chịu ở răng khi răng tiếp xúc với các yếu tố kích thích như chua, ngọt, lạnh, nóng… Tình trạng này thường là hệ quả của việc mòn lớp men răng bảo vệ khiến ngà răng và dây thần kinh bên dưới bị lộ ra.
Răng ê buốt, đau ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thường ngày của người bệnh, đặc biệt là ăn, uống hay cả khi đánh răng.
Ê buốt răng thường xảy ra từng cơn hoặc diễn ra đột ngột, dồn dập khi dây thần kinh tiếp xúc với các tác nhân như:
– Đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng
– Không khí lạnh
– Đồ ăn, thức uống ngọt, nhiều đường
– Những loại thực phẩm có tính axit
– Đánh răng
– Súc miệng với nước có chứa cồn
– Dùng chỉ nha khoa
Các triệu chứng ê buốt có thể xuất hiện theo các mức độ nhẹ đến nặng khác nhau. Một số trường hợp, ê buốt có thể là dấu hiệu cảnh báo tụt nướu, sâu răng, mòn men răng hay răng bị nứt, nhiễm trùng.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ê buốt răng
Nguyên nhân gây răng ê buốt khá đa dạng, bao gồm:
– Sử dụng bàn chải đánh răng cứng trong thời gian dài khiến nướu và men răng bị tổn thương. Theo khuyến cáo từ nha sĩ, mọi người nên dùng các loại bàn chải có lông mềm, mảnh và phù hợp với thể trạng cá nhân.
– Đánh răng với lực mạnh khiến men răng bị mòn, nướu tụt lại khiến chân răng và ngà răng bị lộ ra ngoài.
– Suy thoái nướu do mô nướu mỏng hoặc tụt nướu do mắc bệnh nha chu.
– Răng bị nứt, mẻ, gãy khiến vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng gây viêm nhiễm.
– Thói quen nghiến răng hoặc cắn răng quá chặt trong thời gian dài khiến men răng bị mòn, ngà răng lộ ra ngoài.
– Sâu răng khiến dây thần kinh trong răng bị lộ ra ngoài, tiếp xúc với các tác nhân và gây ê buốt.
– Hỏng men răng do tuổi tác hoặc do tiếp xúc nhiều với các thực phẩm có tính axit, dùng bàn chải đánh răng cứng, sai cách…
– Dùng các sản phẩm làm trắng răng có chứa peroxide khiến men răng bị suy yếu, gây ê buốt.
– Răng bị tích tụ quá nhiều mảng bám. Chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám, chăm sóc răng hiệu quả.
– Dùng nước súc miệng có chứa axit thường xuyên khiến men răng bị mòn.
– Trong thời gian gần đây có thực hiện một số thủ thuật nha khoa như: trám răng, phục hồi răng, làm sạch răng… Thường sau khi thực hiện các thủ thuật này, tình trạng răng ê buốt có thể xuất hiện và kéo dài từ 4 – 6 tuần rồi tự biến mất.
Xử trí đúng cách khi bị ê buốt răng
Để giảm bớt tình trạng ê buốt răng và phòng tránh tình trạng răng nhạy cảm, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc răng miệng đơn giản tại nhà:
Vệ sinh răng miệng khoa học
– Đánh răng 2 lần/ ngày vào sáng và tối.
– Dùng bàn chải mềm, phù hợp
– Dùng kem đánh răng có chứa fluoride
– Đánh răng bằng nước ấm 30 – 40 độ C để hạn chế cảm giác ê buốt
– Dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên bề mặt kẽ răng sau mỗi bữa ăn.
Bổ sung canxi trong chế độ ăn
– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi (bơ, sữa, bông cải xanh, hạnh nhân…) để tăng cường sức khỏe răng miệng.
Ăn uống khoa học, phù hợp
– Không dùng các loại thực phẩm chứa nhiều axit như: cam, chanh, đồ uống có gas…
– Hạn chế các loại thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng
– Tăng cường các loại thức ăn giàu chất xơ, đặc biệt là các loại trái cây tươi như táo, chuối…
Với các trường hợp răng ê buốt kéo dài, nghiêm trọng, hay có các dấu hiệu bất thường, người bệnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Bệnh viện Quốc tế DoLife ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số phương pháp thường được áp dụng trong việc giảm ê buốt răng cho người bệnh như:
– Che phủ bề mặt cho những chân răng bị lộ
– Dùng vecni fluor phủ ngoài các răng bị lộ ngà ra ngoài
– Trám răng với các trường hợp mòn cổ răng, lộ bề mặt chân răng
Tùy vào tình trạng cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng ngừa ê buốt răng hiệu quả với phương pháp thích hợp
Để phòng tránh tình trạng răng ê buốt, chuyên gia khuyến cáo:
– Đánh răng đầy đủ 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Chải răng đúng cách.
– Dùng chỉ nha khoa đúng cách
– Lưu ý khi ăn uống, tránh các loại thực phẩm có tính axit cao, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi
– Kiểm tra răng định kỳ với nha sĩ để được chăm sóc răng miệng đúng cách.
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]
Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?
Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]
Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?
Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì? Khám đường huyết thai kỳ hay […]