Số liệu thống kê tại Châu Á cho thấy, tỷ lệ thai lưu chiếm từ 25 – 40/1000 trường hợp đẻ sống. Tại nước ta, tỷ lệ này là khoảng 10/1000 ca đẻ sống, trong đó, 59.9% là ở nhóm phụ nữ từ 20 – 30 tuổi và 39.7% ở nhóm phụ nữ sinh đẻ lần đầu.
Nguyên nhân gây thai lưu
Thai lưu là gì?
Thai lưu (thai chết lưu) là tình trạng thai ngừng phát triển từ sau tuần thai 20 và trước thời điểm chuyển dạ.
Dựa trên số tuần mang thai, thai lưu được chia thành 3 loại:
– Thai chết lưu sớm: xảy ra trong tuần thai 20 – 27.
– Thai chết lưu muộn: xảy ra trong tuần thai 28 – 36.
– Thai chết lưu đủ tháng: xảy ra từ sau tuần thai 37.
Nguyên nhân gây thai lưu
Có khoảng ¼ trường hợp thai lưu không tìm ra được nguyên nhân. Còn lại, các nguyên nhân phổ biến được cho rằng dẫn đến thai lưu như:
– Khuyến khuyết bẩm sinh, bất thường về nhiễm sắc thể
Thai nhi dị tật bẩm sinh (vô sọ, phù rau thai, não úng thủy…), có các bất thường nhiễm sắc thể (rối loạn nhiễm sắc thể, đột biến nhiễm sắc thể…) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thai lưu.
– Hạn chế tăng trưởng trong tử cung (IUGR)
Khi thai nhi nhỏ hơn đáng kể so với tuổi của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ thai lưu hoặc tử vong ngay khi vừa chào đời do con không được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc oxy để duy trì sự sống.
– Biến chứng sản khoa, rau bong non
Rau bong non là hiện tượng rau thai tách đột ngột khỏi thành tử cung khi thai vẫn còn trong bụng mẹ. Tai biến sản khoa nguy hiểm này sẽ gây biến chứng hư thai, thai lưu hoặc sinh non.
Nguyên nhân của tình trạng này thường liên quan đến hiện tượng người mẹ bị vỡ ối sớm, có cấu trúc tử cung bất thường, bị chấn thương trực tiếp tại vùng bụng hoặc sử dụng chất kích thích trong thời gian mang thai.
Một số tai biến sản khoa làm tăng nguy cơ gây thai lưu như: đa thai, dư ối, cạn ối…
– Nhiễm trùng
Nguy cơ thai lưu tăng lên khoảng 13% nếu thai phụ mắc các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, bao gồm cả các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
– Dây rốn có vấn đề
Bất cứ thay đổi nào của dây rốn đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi dây quấn quá chặt vào cổ em bé hay bị thắt chặt, thai sẽ bị ngắt nguồn cung cấp dinh dưỡng và oxy, từ đó gây ra hiện tượng thai lưu.
– Mang thai quá 42 tuần tuổi
Việc mang thai quá ngày dự sinh sẽ làm tăng cao nguy cơ thai chết lưu. Nguyên nhân bởi rau thai có thể mất khả năng nâng đỡ thai.
– Mẹ bầu mắc bệnh
Một số bệnh lý mắc phải trong thời gian mang thai ở mẹ bầu có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu như:
+ Rối loạn đông máu
+ Lupus ban đỏ
+ Đái tháo đường
+ Thừa cân, béo phì
+ Tuyến giáp, bệnh tim
– Sử dụng chất kích thích, thuốc lá trong thời gian mang thai
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc mẹ bầu hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích sẽ làm tăng cao nguy cơ thai lưu hơn nhiều so với các thai phụ khác.
Dấu hiệu thai lưu
Một số dấu hiệu cảnh báo thai chết lưu mẹ bầu cần cẩn trọng như:
– Không có hiện tượng thai máy, mẹ không cảm nhận được các cử động thai nhi.
– Chiều cao tử cung không tăng, thậm chí có thể giảm.
– Kích thước vòng 1 giảm.
– Xuất hiện tình trạng chảy máu hoặc có dịch sẫm màu ở âm đạo
– Buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, đau lưng, mệt mỏi, sốt cao…
Đếm cử động thai – Phòng tránh thai lưu
Hướng dẫn đếm cử động thai
Cử động thai (thai máy) là khi thai xuất hiện các hoạt động như xoay trở mình, cử động chân tay mà mẹ có thể cảm nhận được. Hiện tượng này thường bắt đầu từ khi thai được 16 – 20 tuần tuổi (với con so) hoặc 22 tuần tuổi (với con rạ).
Kể từ tuần thai thứ 28, mẹ bầu nên có thói quen đếm cử động thai hàng ngày để cảm nhận được hoạt động của con ở trong bụng. Trong đó:
– Thời gian đếm cử động thai lý tưởng: Sau bữa tối hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày mà mẹ bầu cảm thấy thoải mái. Đặc biệt, nên đếm cử động thai khi cảm giác thai đạp yếu, số lần cử động giảm.
– Nên nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái khi đếm cử động thai.
– Thông thường, chu kỳ ngủ của thai nhi sẽ khoảng 20 – 40 phút hoặc có thể kéo dài tới 90 phút và thai sẽ không cử động trong khoảng thời gian này. Nếu thai nhi không cử động kéo dài hơn 90 phút thì rất có thể thai đang gặp bất thường. Thai nhi khỏe mạnh thường có khoảng 10 cử động trong vòng 20 phút.
Cẩn trọng với dấu hiệu bất thường của cử động thai
Như đã đề cập ở trên, nếu hơn 90 phút mà thai vẫn chưa có cử động thì rất có thể thai nhi đang gặp vấn đề. Hoặc nếu thai cử động ít hơn 10 lần trong 2 giờ thì sản phụ cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, chăm sóc phù hợp.
Một số bất thường khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý như:
– Đau bụng theo từng cơn, mức độ đau tăng dần. Đây có thể là dấu hiệu của dọa sảy, thai ngoài tử cung, sinh non…
– Sốt cao trên 38.5 độ kèm ra nước âm đạo trên 6 tiếng. Khi đó, có thể mẹ bầu đã bị nhiễm trùng ối hoặc nhiễm virus cúm, zika, rubella… làm tăng nguy cơ dị tật bào thai.
– Ra máu âm đạo cảnh báo nhiều vấn đề như: chửa trứng, thai ngoài tử cung, sảy thai, thai lưu, rau bong non, rau tiền đạo…
– Đau đầu, chóng mặt kéo dài có thể kèm buồn nôn… là dấu hiệu của tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và thai.
– Phù toàn thân kèm buồn nôn, nhìn mờ, đau đầu.. là dấu hiệu của tình trạng tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp thai kỳ.
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được thăm khám, chẩn đoán. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được chăm sóc thai kỳ tốt nhất, phòng tránh các nguy cơ trong mang thai và sinh nở.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Lớp học tiền sản: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ
Chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông Về đây ngóng trông, mà nghe thông báo… Ngày 14/9 DoLife tổ chức #Lớp_học_tiền_sản miễn phí với chủ đề: CẨM NANG MẸ BẦU 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ Tham gia lớp học tiền sản, mẹ sẽ được: + 100% Mẹ bầu tham gia nhận quà check-in + […]
5 Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm thế nào? Triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết! Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi […]
Đa nang buồng trứng có chữa được không?
Đa nang buồng trứng là một căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Vậy căn bệnh này có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Đa nang buồng trứng là gì? Buồng trứng đa nang (PCOS) là một dạng rối […]
Biến chứng tiền sản giật: Chớ chủ quan – Nguy hiểm khôn lường!
Tiền sản giật là hội chứng thai nghén toàn thân phổ biến, xảy ra 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy biến chứng tiền sản giật là gì, dấu hiệu nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về tiền sản giật thông qua bài viết dưới đây mẹ nhé! Tìm hiểu khái quát […]