Tiền sản giật: Cảnh báo những dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần biết

02/02/2024
Tác giả: Trần Chang
Chia sẻ

Tiền sản giật là một bệnh lý nghiệm trọng thường gặp trong thời kì mang thai. Căn bệnh này để lại những hậu quả nghiêm trong cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, ngay cả khi đang mang thai hay chuẩn bị mang thai, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu những kiến thức về bệnh tiền sản giật để có thể bảo vệ mình trong suốt cả thai kì.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật (tiếng Anh là Preeclampsia). Là một rối loạn chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Với đặc trưng bởi tình trạng huyết áp cao, dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác như gan và thận. Căn bệnh này có nguyên nhân từ nhiễm độc thai nghén. Thường phát triển sau tuần 20 của thai kì. Chiếm 5-8% tỉ lệ phụ nữ mang thai.

Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở phụ nữ mắc các bệnh lý như:

Tiền sản giật gây ra những hậu quá nghiêm trọng cho mẹ như tổn thương gan, thận, không cầm máu được hay co giật khi chuyển dạ. Đối với thai nhi, tiền sản giật cũng gây suy thai, thai chậm phát triển, sinh non hoặc thậm chí thai lưu.

Tiền sản giật thường xuất hiện với những triệu chứng như huyết áp tăng đột ngột, thở gấp, co giật,… . Tùy theo mức độ nặng nhẹ của từng người bệnh. Vì vậy, trong suốt thai kì nếu gặp bất cứ biểu hiện bất thường nào, mẹ bầu cũng cần thăm khám bác sĩ ngay. Để có thể chẩn đoán và kịp thời chữa trị.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật

Nếu có một trong các yếu tố sau đây thì bạn có nguy cơ cao mắc tiền sản giật:

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiền sản giật
  • Tiền sử tiền sản giật: Nếu lần mang thai trước bạn đã mắc tiền sản giật, thì những lần mang thai sau nguy cơ mắc lại sẽ rất cao
  • Mẹ bầu mang thai trên 35 tuổi, hoặc dưới 20
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Mẹ bầu có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp mãn tính, béo phì
  • Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai quá ngắn hoặc quá dài: Khoảng cách các lần mang thai dưới 2 năm hoặc trên 10 năm cũng khiến nguy cơ tiền sản giật tăng cao
  • Không đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

Nguyên nhân của tiền sản giật

Cho đến bây giờ, cơ chế phát sinh tiền sản giật vẫn là một bí ẩn. Nhưng có những nghiên cứu ủng hộ rằng nguyên nhân tiền sản giật xuất phát từ sự bất thường của bánh nhau – nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi suốt thai kì.

Trong giai đoạn đầu của thai kì, các mạch máu phát triển để cung cấp một lượng máu cần thiết đến nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Tuy nhiên, ở các mẹ bầu mắc bệnh tiền sản giật, các mạch máu này lại hẹp hơn so với bình thường. Do đó, lượng máu truyền đến nhau thai cũng ít hơn và không đủ cho sự phát triển của thai nhi. Tình trạng này xảy ra có thể do nguyên nhân là lượng máu đến tử cung không đủ, mạch máu bị tổn thương hoặc do gen hoặc các bệnh tiểu đường, béo phì, máu khó đông, …

Triệu chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật thường biểu hiện dưới 3 triệu chứng chính đó là: Tăng huyết áp, tăng protein niệu và phù.

Những triệu chứng của bệnh Tiền sản giật

Mẹ bầu cần thăm khám ngay với bác sĩ nếu có những triệu chứng dưới đây:

  • Huyết áp cao (HA lớn hơn hoặc bằng 140)
  • Protein niệu: 0,3 gam/lít với nước tiểu 24 giờ và 0,5gam/lít với nước tiểu ngẫu nhiên.
  • Phù: Tay, chân, mặt có biểu hiện trắng, mềm, ấn lõm và triệu chứng này không giảm khi đã nghỉ ngơi. (Biểu hiện này cần phân biệt với phù sinh lý
  • Thị lực bị suy giảm: Nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng
  • Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, ói mửa,…
  • Lượng nước tiểu giảm sút
  • Thường xuyên đau vùng thượng vị, đau ở dưới xương sườn phía bên phải

Biến chứng tiền sản giật

Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Đối với mẹ bầu

  • Tiền sản giật có thể khiến mẹ bầu bong nhau non. Đây là tình trạng nhau thai bị tách ra khỏi thành trong tử cung gây chảy máu. Nếu không được xử lý kịp thời thì sẽ gây mất máu, ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và con.
Nhau bong non là một biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật
  • Làm tăng nguy cơ mẹ bầu mắc các bệnh tim mạch. Những bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ bầu sau này.
  • Gây suy giảm chức năng gan và rối loạn động máu. Trong đó rối loạn đông máu cực kì nguy hiểm vì rất khó điều trị.
  • Gây nên hội chứng HELLP – hội chứng về tán huyết, men gan cao và tiểu cầu thấp. Hội chứng này gây nên các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, đau bụng,… rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Một biến chứng nguy hiểm khác của tiền sản giật đó là suy thận cấp. Chiếm 23% trong những nguyên nhân gây tử vong ở mẹ bầu.
  • Phù phổi cấp và suy tim cấp cũng thường xuất hiện khi mẹ bầu mắc tiền sản giật. Biến chứng này xảy ra sau khi đẻ một vài giờ và nếu không được xử lý kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con.
  • Đặc biêt, biến chứng nguy hiểm nhất của tiền sản giật đó là gây tử vong cho sản phụ.

Đối với thai nhi

Tiền sản giật không chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ bầu, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Khi mẹ mắc tiền sản giật, thai nhi sẽ chịu những hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Khi thai nhi không được cung cấp đầy đủ máu và dưỡng chất sẽ chậm phát triển.
  • Thai nhi có thể bị sinh non. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thai nhi có thể tử vong sau sinh do ngạt, chấn thương, chảy máu phổi,…
  • Thai nhi chết lưu ngay trong bụng mẹ. Đây là điều không ai mong muốn xảy ra

Phương pháp điều trị tiền sản giật 

Tùy vào tình trạng tiền sản giật nặng hay nhẹ của mẹ bầu và số tuần tuổi của thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu như em bé của bạn đã đủ 37 tuần và phát triển tốt trong bụng mẹ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thúc sinh hoặc mổ lấy thai trước khi chuyển dạ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu em bé dưới 37 tuần và bạn bị tiền sản giật nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp điều trị và theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của bạn cho đến khi em bé đủ phát triển để chào đời.

Xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi các chỉ số sức khỏe

Các phương pháp bác sĩ có thể chỉ định khi bạn mắc tiền sản giật nhẹ, không dần tới các biến chứng nguy hiểm:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên, tránh vận động và lao động nặng
  • Săn phụ nên nằm nghiêng nhiều về bên trái
  • Thường xuyên đo nhịp tim, đo huyết áp và siêu âm
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu định kì
  • Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xúc động mạnh

Tuy nhiên, bất kể mức độ tiền sản giật nặng hay nhẹ thì nếu thai đã đủ 37 tuần tuổi, bác sĩ cũng sẽ chỉ định các phương pháp thúc sinh sớm hoặc mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Các biện pháp phòng ngừa 

Để phòng ngừa tiền sản giật, mẹ bầu nên lưu ý những biện pháp sau:

  • Có chế độ ăn uống khoa học. Để luôn giữ cân nặng ở mức hợp lý. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng béo phì trong quá trình mang thai (BMI ở mức thừa cân – béo phì (≥ 25)
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia khi chuẩn bị mang thai và trong thai kỳ.
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu.
  • Có lối sống tích cực, vui vẻ. lạc quan
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay, nóng, tinh bột, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Theo dõi sức khỏe và siêu âm định kì. Nếu có những bất thưởng xảy ra, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
  • Bổ sung canxi. Nhiều nghiên cứu cho thấy thai phụ được bổ sung đủ canxi trước và trong khi mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Do vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể (1.200 – 1.500mg/ngày) thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.
  • Dùng aspirin liều thấp (81mg) sau 12 tuần mang thai nếu bạn có một trong các yếu tố sau: tiền sử tiền sản giật khi có bầu, đa thai, tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận, đái tháo đường hoặc bệnh tự miễn

Lưu ý: Thai phụ chỉ dử dụng thuốc, thực phẩm chức năng theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.

Tiền sản giật là một bệnh lý nghiêm trong thai kỳ. Để quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ, mẹ bầu hãy lưu ý mà BVQT DoLife vừa nêu ra. Ngoài ra nếu mẹ bầu có bất kì vấn đề gì về sức khỏe, hay liên hệ đến hotline 1900 1984 để được đội ngũ bác sĩ – chuyên gia đầu ngành phụ sản tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Các mốc khám thai giúp phát hiện dị tật thai nhi

Khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng không chỉ giúp theo dõi được sự phát triển, mà còn giúp phát hiện các dị tật bất thường của thai nhi. Vậy có những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần lưu ý. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Vì sao […]

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Tìm hiểu về tầm soát ung thư tuyến tụy 

Bạn có biết, ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Do đó, tầm soát ung thư tụy là biện pháp vàng giúp phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Vậy quy trình tầm soát bao gồm những bước nào, cần chú ý gì trước […]

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Khám sàng lọc ung thư bao gồm những gì?

Ung thư luôn nằm trong danh sách những bệnh nan y nguy hiểm nhất và vô cùng khó khăn khi điều trị. Đáng chú ý hơn, càng ngày bệnh càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những gói khám sàng lọc ung thư ngày càng được nhiều người quan tâm. Vậy gói khám bao […]