Suy thận cấp: Chẩn đoán điều trị và phòng ngừa

28/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lý về thận gây ra 5 – 10 triệu ca tử vong mỗi năm. Và con số này ngày càng có xu hướng gia tăng. Hiện Việt Nam có khoảng 5 triệu người mắc suy thận và khoảng 8.000 ca mắc mới mỗi năm.

Thông tin chung về suy thận cấp
Thông tin chung về suy thận cấp

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp (tổn thương thận cấp) là tình trạng suy giảm chức năng đột ngột của thận. Độ lọc cầu thận bị suy giảm cấp tính trong vài giờ đến vài ngày làm mất khả năng loại bỏ chất thải khỏi cơ thể, điện giải không được đào thải khỏi máu. 

Bệnh xảy ra ở người có chức năng thận bình thường hoặc có bệnh thận mạn. Khi được phát hiện sớm, điều trị đúng, người bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn và hồi phục bình thường. Tuy nhiên, nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể gây tử vong. Theo số liệu từ Hội Lọc máu và Ghép thận Châu Âu (EDTA), nếu thận tổn thương đơn độc thì tỉ lệ tử vong do suy thận cấp là 8%. Nhưng khi có thêm một hay nhiều cơ quan khác cũng bị tổn thương, tỉ lệ tử vong ở người bệnh tăng lên mức 65 – 76%. 

Triệu chứng suy thận cấp

Suy thận cấp thường xuất hiện một cách đột ngột. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Lượng nước tiểu giảm bất thường.

– Cơ thể trữ nước: sưng phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân…

– Đau, tức ngực

– Khó thở

– Mệt mỏi

– Buồn nôn, nôn

– Nhịp tim không đều

– Co giật, hôn mê sâu (với trường hợp bệnh diễn tiến nặng)

– … 

Với nhiều trường hợp, suy thận cấp có thể không có dấu hiệu bệnh. Người bệnh chỉ được phát hiện sớm thông qua các xét nghiệm khi thăm khám các bệnh lý khác.

Một số triệu chứng không rõ ràng có thể xuất hiện như:

– Phân lẫn máu

– Cơ thể sưng phù, đi đứng chậm chạp

– Da dễ xuất hiện vết bầm tím

– Chán ăn

– Hơi thở có mùi

– Đau ở khu vực giữa xương sườn và hông

– Tâm trạng thay đổi thất thường

– Run tay

– Miệng cảm giác có vị kim loại

– Chảy máu kéo dài

– …

Nguyên nhân gây suy thận cấp

Nguyên nhân

Dựa trên cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân gây suy thận cấp được chia thành 3 nhóm chính:

– Suy thận cấp trước thận: do giảm cung lượng tim và giảm cung lượng tưới máu. 

– Suy thận cấp tại thận: liên quan tới mạch máu, cầu thận, mô kẽ, ống thận.

– Suy thận cấp sau thận: liên quan tới các bệnh lý như: Tổn thương dương vật; Sỏi, u, cục máu nghẽn; Hoại tử nhú thận; Chít hẹp các cơ quan tiết niệu; Xơ hóa sau phúc mạc; Phình động mạch chủ bụng; Phì đại tuyến tiền liệt; Bàng quang niệu quản ngược dòng…

Yếu tố nguy cơ

Tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận cấp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ mắc suy thận cấp cao hơn nếu đang gặp phải các vấn đề sức khỏe như:

– Mắc bệnh gan, thận, tiểu đường

– Huyết áp cao

Suy tim, từng phẫu thuật tim

– Ung thư

– Từng cấy ghép tủy xương

– Thừa cân, béo phì

– Mắc các bệnh lý nhiễm trùng nặng

– …

Biến chứng của suy thận cấp

Theo số liệu thống kê, có tới 76% trường hợp suy thận cấp diễn tiến nặng gây mất chức năng thận và suy thận mạn. Người bệnh cũng có nguy cơ tử vong nhanh khi kèm theo chấn thương ở cơ quan khác.

Suy thận cấp thường xuất hiện bất ngờ, ngắn hạn khiến nhiều người bệnh chủ quan và không kiểm soát bệnh nghiêm túc. Việc này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: 

– Suy thận mạn tính, mất chức năng thận vĩnh viễn.

– Tổn thương tim

– Tổn thương hệ thần kinh

– Suy thận giai đoạn cuối, thận chỉ hoạt động dưới 10% khả năng bình thường

– Huyết áp cao

– Yếu cơ

– Tức ngực khó thở

Phương pháp chẩn đoán suy thận cấp

Để chẩn đoán chính xác tình trạng suy thận cấp, người bệnh sẽ được chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán yếu tố thúc đẩy.

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ tìm hiểu bệnh sử và biểu hiện của người bệnh. Dựa trên các triệu chứng về tình trạng đi tiểu, mất nước, mất máu, nhiễm trùng, đau… mà bác sĩ đưa ra đánh giá sơ bộ và chỉ định cận lâm sàng phù hợp.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết:

– Xét nghiệm nước tiểu để tìm albumin, creatinine và hồng cầu.

– Xét nghiệm máu để đo nồng độ ure, creatinin, acid uric, điện giải..

Siêu âm bụng để đánh giá kích thước thận, xác định suy thận cấp hay mạn tính.

– Chụp X-quang hệ niệu để đánh giá chức năng thận, phát hiện sỏi trong tổn thương thận cấp sau thận.

Chẩn đoán xác định

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa trên các yếu tố như:

– Tiền căn bệnh thận trước đó

– Kích thước thận

– Tình trạng thiếu máu

Chẩn đoán nguyên nhân

Dựa trên kết quả xét nghiệm nước tiểu và bệnh sử (trước thận, tại thận, sau thận), bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân suy thận cấp để có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả.

Chẩn đoán yếu tố thúc đẩy

Dựa trên các yếu tiếp xúc và tăng nhạy cảm, bác sĩ xây dựng phác đồ tối ưu, giúp người bệnh điều trị hiệu quả.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị suy thận cấp hướng đến mục tiêu là bảo vệ tính mạng người bệnh, tạo điều kiện phục hồi thuận lợi và giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng. 

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

Điều trị suy thận cấp trước thận

– Điều trị giảm thể tích tuần hoàn bằng dung dịch tinh thể và đánh giá hiệu quả dựa trên các chỉ số.

– Điều trị các bệnh nền gây giảm cung lượng tim như: suy tim ứ huyết, nhồi máu cơ tim cấp, chèn ép tim cấp, thuyên tắc động mạch phổi… 

– Điều trị xơ gan mất bù, nhiễm trùng huyết… để hồi phục sức khỏe thận.

Điều trị suy thận cấp tại thận

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể được điều trị:

– Bù hoàn dịch, máu, điện giải để cải thiện tưới máu thận.

– Dùng thuốc lợi tiểu, Fenoldopam, Dopamine liều thấp… để điều trị suy thận

– Điều trị hoại tử ống thận cấp

Lọc máu

Người bệnh được chỉ định chạy thận nhân tạo với các trường hợp khẩn cấp như: tăng kali máu, phù phổi cấp, rung thất…

Phương pháp này giúp tạo ra vòng tuần hoàn dẫn máu chứa nhiều chất điện giải, chất thải qua bộ lọc giúp trả về máu sạch cho cơ thể

Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc)

Người bệnh được dùng chính niêm mạc vùng bụng để đào thải chất độc ra khỏi máu.

Biện pháp phòng ngừa suy thận

Suy thận cấp là tình trạng khó để dự đoán và ngăn ngừa.  Chăm sóc thận chính là phương pháp tối ưu hàng đầu để giảm nguy cơ mắc bệnh:

– Thận trọng khi dùng thuốc, bao gồm cả các loại thuốc giảm đau không kê đơn.

– Không tự ý dùng thực phẩm chức năng.

– Xây dựng và duy trì lối sống tích cực, lành mạnh.

– Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế đường, muối, chất béo.

– Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

– Tăng cường vận động.

Khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là những thông tin chung về suy thận cấp. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]