Rối loạn lo âu: Triệu chứng và cách xử trí

25/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh. Tỷ lệ mắc rối loạn lo âu ở người trưởng thành là 10% – 18% với tỷ lệ nữ giới mắc gấp đôi nam giới.

Tìm hiểu chung về rối loạn lo âu
Tìm hiểu chung về rối loạn lo âu

Thông tin chung về rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là tình trạng rối loạn cảm xúc với đặc trưng là cảm giác lo lắng quá mức kèm cảm giác khó chịu, mơ hồ cùng những triệu chứng thần kinh không tự chủ như: đau đầu, đổ mồ hôi, bồn chồn, căng tức ngực, khó chịu thượng vị, bứt rứt không thể ngồi yên một chỗ…

Rối loạn lo âu là vấn đề bệnh lý, khác với lo âu thông thường. Điểm khác biệt giữa hai vấn đề này chính là cường độ và khả năng kiểm soát lo âu cùng thời gian diễn ra kéo dài:

– Lo âu bình thường: xuất hiện ngắt quãng và biến mất khi sự việc gây lo âu được giải quyết.

– Bệnh lý rối loạn lo âu: người bệnh lo lắng quá mức về mọi vấn đề trong cuộc sống. Không có nguyên nhân rõ ràng gây lo âu. Người bệnh thường rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chịu trong thời gian dài, ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày.

Các loại rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu ngày càng phổ biến. Phân loại cũng rất đa dạng, từ rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội) tới rối loạn lo âu tách biệt.

Một số loại rối loạn lo âu thường gặp hiện nay như:

Rối loạn lo âu lan tỏa (Rối loạn lo âu toàn thể)

Người bệnh lo lắng quá mức về nhiều hoạt động, vấn đề. Tình trạng lo âu khó có thể kiểm soát. Người bệnh thường xuất hiện thêm các triệu chứng khó chịu như: bứt rứt, khó ngủ, bực tức, căng thẳng cơ…

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Người bệnh thường xuất hiện các suy nghĩ ám ảnh cùng hành vi lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát. Một số hành vi thường thấy như: rửa tay liên tục, sắp xếp đồ đạc liên tục, lau dọn quá mức do sợ vi khuẩn, vi trùng…

Đa phần các trường hợp, người bệnh tự thấy bó buộc thực hiện hành vi cưỡng chế để giảm đau khổ, ám ảnh. Những hành vi này gây mất tập trung, giảm hiệu quả học tập, làm việc, gây lo âu, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người bệnh.

Rối loạn hoảng loạn

Bệnh đặc trưng với những cơn hoảng loạn, sợ hãi cực độ. Những cơn hoảng sợ này thường xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn, gây ra các phản ứng cơ thể dữ dội như: khó thở, đau ngực, đau tim… Thậm chí, người bệnh có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như: sợ chết, sợ phát điên…

Người bệnh thường tránh xa các nguồn gây ra nỗi sợ. Một số trường hợp, nỗi sợ có thể lấn át cả khiến người bệnh hạn chế giao tiếp.

Rối loạn lo âu xã hội (Ám ảnh xã hội)

Người bệnh lo lắng quá mức với các tình huống xã hội hàng ngày. Trong đó, nỗi sợ tập trung vào vấn đề cảm thấy xấu hổ hoặc bẽ mặt khi không đáp ứng được mong đợi. Một số tình trạng thường thấy như: sợ nói trước đám đông, sợ gặp người lạ, sợ ánh đèn sân khấu…

Triệu chứng

Sợ hãi và lo lắng quá mức là dấu hiệu điển hình của rối loạn lo âu. Các triệu chứng cụ thể thường tùy thuộc vào loại rối loạn lo âu mà người bệnh gặp phải. Trong đó, các biểu hiện phổ biến như:

– Khó ngủ, cảm giác lo lắng, sợ hãi xuất hiện cả trong giấc ngủ.

– Khó giữ bình tĩnh, không thể đứng yên.

– Thở nhanh hơn bình thường hoặc khó thở.

– Căng thẳng cơ bắp.

– Khô miệng, buồn nôn.

– Khả năng tập trung suy giảm.

– Đổ nhiều mồ hôi tay hoặc chân.

–  Cảm giác không an toàn, không chắc chắn.

– Chóng mặt.

– Ám ảnh sâu về một vấn đề nào đó.

– Khó khăn trong việc vượt qua cơn lo âu.

– Xuất hiện các hành vi nghi thức như rửa tay, kiểm tra khóa cửa… lặp đi lặp lại liên tục.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn lo lâu. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến như:

– Di truyền: trẻ có nguy cơ cao mắc rối loạn lo âu nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý này.

– Tâm lý: khi nhỏ trải qua sang chấn tâm lý hoặc do tính cách dễ lo âu…

– Môi trường, xã hội gây stress kéo dài.

– Yếu tố sinh hóa thần kinh.

Phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán rối loạn lo âu cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần. Qua trò chuyện lâm sàng với người bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng, bệnh sử và cuộc sống từ đó đưa ra chẩn đoán bệnh. 

Theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ, các tiêu chí chẩn đoán rối loạn lo âu gồm:

– Xuất hiện nhiều lo lắng về sự kiện/ hoạt động của hầu hết các ngày trong tuần trong ít nhất 6 tháng.

– Khó khăn để kiểm soát sự lo lắng.

– Tình trạng lo âu ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

– Lo lắng không liên quan đến sức khỏe tâm thần. Ví dụ: tấn công hoảng loạn, lạm dụng chất, rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý.

– Xuất hiện ít nhất 3 trong các triệu chứng: mệt mỏi, bồn chồn, khó tập trung, căng thẳng cơ bắp, khó chịu, khó ngủ.

Rối loạn lo âu cũng thường đi kèm với các vấn đề sức khỏe tâm thần như:

– Trầm cảm

– Rối loạn hoảng sợ

– Rối loạn stress sau chấn thương

– Lạm dụng thuốc

Cách điều trị rối loạn lo âu

Việc điều trị rối loạn lo âu thường kết hợp giữa các liệu pháp tâm lý với dùng thuốc cùng sự hỗ trợ của những nhà chuyên môn (chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần…):

– Liệu pháp tâm lý trị liệu

Chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện để hỗ trợ tâm lý cho người bệnh, giúp người bệnh hiểu hơn về tình trạng của bản thân, xoa dịu lo lắng và có hướng giải quyết phù hợp cho các vấn đề xảy ra.

– Dùng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh có thể cần dùng thuốc điều trị từ 6 tháng tới 1 năm. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thăm khám thường xuyên để bác sĩ xác định tình trạng và điều chỉnh thuốc phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chủ động bảo vệ sức khỏe tâm lý bản thân, xây dựng các thói quen lành mạnh:

– Dành thời gian cho bản thân mỗi ngày để tâm trí được thư giãn, thoải mái, dễ chịu.

– Hoạt động thể chất đều đặn, luyện tập hít thở sâu.

– Chăm sóc giấc ngủ, tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa caffein.

Trên đây là những thông tin chung về rối loạn lo âu. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLifeĐịa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]