Hẹp van 2 lá là bệnh về van tim phổ biến với tỷ lệ lên tới gần 60% ca bệnh. Bệnh gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống thường nhật, đe dọa sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, có tới 50 – 80% trường hợp bệnh nhân xuất hiện các cơn rung nhĩ kịch phát đến mạn tính.
Tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị bệnh qua bài viết bên dưới!
Tổng quan về hẹp van 2 lá
Hẹp van hai lá là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhưng ban đầu lại không có triệu chứng bệnh rõ ràng. Bệnh tiến triển liên tục và kéo dài cả đời. Nếu không được điều trị sớm, phù hợp, bệnh gây ra nhiều biến chứng: tăng áp phổi, rung nhĩ, suy tim, đột quỵ…
Tìm hiểu chung về hoạt động của tim
Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, là trung tâm của hệ tuần hoàn. Một trái tim gồm 4 buồng: 2 buồng phía trên gọi là buồng nhĩ có vai trò nhận máu và hai buồng tim phía dưới dùng để bơm máu.
Van tim có nhiệm vụ đóng mở để điều chỉnh dòng máu chỉ chảy một chiều trong tim. Hệ thống van tim gồm: van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá.
Trong đó, van hai lá mở khi dòng máu chảy từ nhĩ trái xuống thất trái và đóng lại để ngăn dòng máu chảy ngược lại nhĩ trái. Van hai lá bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng đóng mở, dòng chảy của máu trong tim bị xáo trộn.
Hẹp van 2 lá là gì?
Hẹp van 2 lá là tình trạng van tim 2 lá không thể mở hoàn toàn, ảnh hưởng tới dòng chảy của máu từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Máu bị ứ đọng tại tâm nhĩ trái làm tăng áp lực, ú máu tại phổi gây ra tình trạng mệt mỏi, khó thở.
Theo thống kê, hẹp van hai lá chiếm đa số trường hợp các bệnh liên quan đến van tim. Bệnh thường tiến triển mạnh ở nữ giới khi trưởng thành và ít gây ra triệu chứng. Việc này gây ra tình trạng, bệnh đa phần được phát hiện ở giai đoạn trễ, hẹp van tim rất nặng dẫn đến suy tim.
Các mức độ hẹp van 2 lá
Dựa trên các thông số siêu âm tim: mức độ chênh áp trung bình qua van hai lá, áp lực động mạch phổi, diện tích lỗ van… hẹp van hai lá được chia thành 3 mức độ:
– Nhẹ
– Trung bình
– Nặng
Triệu chứng của hẹp van 2 lá
Triệu chứng
Như đã đề cập trong phần trên bài viết, hẹp van hai lá thường có rất ít triệu chứng. Bệnh chủ yếu được phát hiện khi đã tiến triển nặng hoặc tình cờ phát hiện khi thăm khám các bệnh lý khác.
Hẹp van 2 lá diễn tiến âm thầm trong nhiều năm. Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện các triệu chứng:
– Khó thở khi gắng sức, khó thở về đêm.
– Mệt mỏi, dễ đuối sức khi phải hoạt động gắng sức (leo cầu thang, chạy bộ…).
– Tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp.
– Ngực đau, khó chịu.
– Chóng mặt, ngất.
– Ho ra máu.
– Phù chân.
Mức độ nhịp tim càng tăng, các triệu chứng bệnh càng nặng. Nhịp tim thường tăng nhanh khi người bệnh gắng sức, có thai, căng thẳng hoặc nhiễm trùng… Ngoài ra, khi nhịp tim tăng, phổi cũng bị ảnh hưởng gây ra tình trạng khó thở và sung huyết phổi.
Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 15 – 40 tuổi.
Biến chứng
Hẹp van 2 lá tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dù là chưa được phát hiện hay đang ở trong quá trình điều trị, người bệnh đều có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng cấp tính:
– Tăng áp lực mạch phổi, máu trào ngược vào phổi gây ra phù phổi cấp.
– Suy tim, phù phổi gây ra khó thở, ho khạc ra máu.
– Tim to.
– Rung nhĩ.
– Cục máu đông, nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não, nhồi máu não, đột quỵ.
Nguyên nhân gây hẹp van 2 lá
Nguyên nhân
Ở người trưởng thành, hẹp van hai lá thường có nguyên nhân từ sốt thấp khớp, viêm nội tâm mạch liên quan tới liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Van tim dày dính, tiềm tàng nguy cơ hẹp van tim và phát triển thành hẹp van 2 lá sau khoảng 5 – 10 năm.
Một số nguyên nhân khác được xác định như:
– Vôi hóa vòng van tim khiến van mất tính đàn hồi và mềm dẻo, hạn chế khả năng mở rộng.
– Mắc các bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp…).
– Mắc hội chứng rối loạn nội tiết và chuyển hóa.
Ở trẻ nhỏ, hẹp van hai lá thường có nguyên nhân từ các bất thường bẩm sinh như: vòng thắt trên van, van hai lá có hình dạng khác biệt, tim bẩm sinh phát triển sau khi sinh…
Yếu tố nguy cơ
Hẹp van 2 lá có nguy cơ xuất hiện cao hơn ở những nhóm đối tượng:
– Người bệnh sốt liên cầu cầu khuẩn.
– Người cao tuổi
– Người hút thuốc lá
– Người cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu
– Người có tiền sử sốt thấp khớp
– Mắc các bệnh tự miễn
– …
Phương pháp chẩn đoán hẹp van 2 lá
Bên cạnh việc thăm hỏi bệnh sử, triệu chứng và dùng ống nghe để nghe tim, phổi, bác sĩ còn chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác:
– Siêu âm tim để xác định chẩn đoán hẹp van hai lá.
– Siêu âm tim qua đường thực quản để khảo sát kỹ tình trạng tim, phổi.
– Điện tâm đồ để xác định nhịp tim và tình trạng rối loạn nhịp tim.
– Chụp X-quang ngực để khảo sát sung huyết phổi, tim to.
– Thông tim (nếu cần).
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm phù hợp cần thiết để xác định bệnh lý khác, hỗ trợ điều trị hẹp van tim tối ưu.
Biện pháp điều trị hẹp van 2 lá
Không thể làm van tim hết hẹp hoàn toàn vĩnh viễn
Thực tế, hẹp van tim 2 lá không thể điều trị hoàn toàn vĩnh viễn. Với mọi phương pháp, từ dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật nong, sửa, thay thế van và cả thay đổi lối sống đều không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ hẹp van hai lá tái phát. Bởi vậy, bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần thêm các giải pháp hỗ trợ để cải thiện và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Phương pháp điều trị
Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe, người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
– Điều trị nội khoa
Người bệnh thường được kê đơn thuốc để điều trị bệnh lý, với các loại thuốc phổ biến như: thuốc kháng động, lợi tiểu, thuốc điều chỉnh tần số tim, thuốc kháng sinh phòng ngừa sốt thấp, thuốc chống loạn nhịp tim.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần lưu ý:
+ Tránh phải gắng sức
+ Nếu tần số tim nhanh, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc chẹn beta để giảm nhịp tim.
+ Có thể tham khảo việc sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K nếu có tiền sử tắc mạch, rung nhĩ, nhĩ trái giãn hơn 55mm hoặc có huyết khối trong nhĩ trái.
+ Duy trì INR trong khoảng 2.0 – 3.0.
– Can thiệp nong van bằng bóng qua da
Phương pháp này thường được chỉ định khi hẹp hai van lá khít với diện tích lỗ van nhỏ hơn 1.5cm2,; hình thái van phù hợp; nhĩ trái không có huyết khối; không có hở van hai lá; hở van động mạch chủ ở mức độ vừa phải, chức năng thất trái không bị ảnh hưởng.
– Phẫu thuật
Khi việc can thiệp nong van không thể áp dụng, người bệnh thường được làm phẫu thuật thay van hai lá sinh học hoặc cơ học. Trong đó, van cơ học thường có độ bền cao hơn. Tuy nhiên, thay van cơ học thì người bệnh phải duy trì trọn đời việc dùng thuốc chống đông kháng vitamin K.
– Cải thiện lối sống
Lối sống tác động lớn tới sức khỏe trái tim. Để có một trái tim khỏe, người bệnh cần lưu ý:
– Sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh.
– Duy trì cân nặng hợp lý.
– Hạn chế tiêu thụ nhiều muối, caffeine.
– Giảm hoạt động gắng sức.
– Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ và khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những thông tin chung về hẹp van 2 lá. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]
Viêm ruột thừa: Cách chẩn đoán và điều trị
Viêm ruột thừa là tình trạng thường gặp trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng. Vậy nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như điều trị bệnh thế nào, cùng tìm hiểu nhé! Tổng quan về viêm ruột thừa Trước tiên, cần hiêu rõ định nghĩa về ruột thừa. Ruột thừa là ống mỏng nối với […]
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]
Bướu giáp lan tỏa lành tính có nguy hiểm không?
Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Bướu giáp lan tỏa lành tính là bệnh gì? Bướu giáp lan tỏa lành tính hay còn gọi là bướu giáp đơn thuần hoặc […]