Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Rối loạn lipid máu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Rối loạn lipid máu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

25/11/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo số liệu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nước ta có khoảng 29% người trưởng thành vị rối loạn lipid máu. Tỷ lệ này ở thành thị lên tới 44%. Điều đáng báo động là hơn 70% người bệnh không biết mình mắc bệnh cho đến khi khám tổng quát.

Thông tin chung về rối loạn lipid máu
Thông tin chung về rối loạn lipid máu

Thông tin chung về rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu có thể điều chỉnh. Tuy nhiên, việc không phát hiện sớm và không được điều trị kịp thời khiến người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm: đột quỵ, tắc động mạch ngoại biên, nhồi máu cơ tim

Mỗi năm, thế giới có khoảng 17 triệu người chết vì bệnh tim mạch, trong đó, đa số các trường hợp có liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu cùng các bệnh nền khác.

Lipid là gì?

Lipid (mỡ máu) là chất béo trong máu có dạng sáp. Lipid là thành phần quan trọng của máu, cùng máu lưu thông khắp cơ thể. Vai trò của lipid là cung cấp năng lượng cho tế bào và các hoạt động của cơ thể. Hiện các vấn đề bệnh tật thường gây ra bởi 2 loại lipid là Cholesterol và Triglyceride (chất béo trung tính):

– Cholesterol LDL (cholesterol xấu) tham gia vào sự hình thành các mảng bám trong mạch máu. Ngược lại với cholesterol xấu là cholesterol tốt – Cholesterol HDL có vai trò loại bỏ LDL ra khỏi máu

– Chất béo trung tính: lưu trữ trong tế bào mỡ, hình thành và phát triển khi calo không được đốt cháy ngay lập tức.

Rối loạn lipid máu là gì?

Rối loạn lipid máu là sự mất cân bằng giữa cholesterol tốt và cholesterol xấu trong cơ thể. Trong đó, lipid máu có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường:

– Chất béo trung tính mức độ cao

– Lipoprotein mật độ thấp (LDL) có mức độ cao

– Lipoprotein mật độ cao (HDL) có mức độ thấp

– LDL và chất béo trung tính cao

Rối loạn lipid máu gây ra tình trạng giảm lưu lượng máu lưu thông do chất béo tích tụ gây xơ vữa động mạch, lòng động mạch bị thu hẹp. Tình trạng này kéo dài khiến xơ vữa động mạch ngày càng lớn, mảng xơ vữa vỡ ra di chuyển trong máu khi dính với các tế bào gây hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, gây nguy hiểm cho tim mạch.

Phân loại

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, rối loạn lipid máu được chia thành 2 loại chính là nguyên phát và thứ phát.

Rối loạn lipid máu nguyên phát (do di truyền)

– Tăng lipid máu có tính chất gia đình khiến cholesterol LDL cao và chất béo trung tính cao. Khi cha hoặc mẹ có tình trạng rối loạn lipid cao, người con thường phát bệnh ở tuổi thiếu niên hoặc ngoài 20 tuổi.

– Tăng cholesterol máu đa gen và tăng cholesterol máu gia đình: cholesterol toàn phần cao.

– Tăng apobetalipoprotein huyết gia đình: hàm lượng apolipoprotein B cao.

Rối loạn lipid máu thứ phát

Nguyên nhân gây bệnh thường do:

– Lối sống, ăn uống thừa quá nhiều calo.

– Mắc các bệnh lý nội khoa: suy gan, suy thận, đái tháo đường…

Dấu hiệu nhận biết rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng rõ ràng. Đa phần bệnh thường được phát hiện khi người bệnh làm xét nghiệm máu định kỳ.

Khi bệnh gây ra các bệnh tim mạch hay ảnh hưởng đến các cơ quan khác như não, thận, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như:

– Đau tức ngực, áp lực vùng ngực.

– Khó thở.

– Vùng cổ, vai, hàm, lưng đau căng và áp lực.

– Nhịp tim nhanh.

– Ngất xỉu.

Tăng cholesterol xấu cũng có thể gây ra những tác động tới cơ thể như:

– Cung giác mạc: hình tròn màu trắng nhạt quanh mống mắt.

– U vàng gần ở gót chân hoặc gân duỗi các khớp ngón tay.

– U vàng dưới màng xương: thường thấy ở vùng củ chày xương hay đầu xương mỏm khuỷu.

– Ban vàng ở mí mắt trên hoặc dưới.

– Ban vàng lòng bàn tay

Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu

Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, bên cạnh yếu tố di truyền thì lối sống và chế độ dinh dưỡng chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lipid máu. 

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc rối loạn lipid máu như:

Tăng huyết áp.

– Mắc bệnh tiểu đường, thận, suy giáp.

– Hút thuốc lá.

– Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Cushing.

– Viêm ruột.

Phương pháp chẩn đoán rối loạn lipid máu

Xét nghiệm máu là phương pháp chính để xác định tình trạng rối loạn lipid máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy mức độ cao thấp của LDL, HDL và chất béo trung tính. trong đó, nồng độ lipid máu thay đổi tùy thuộc vào bữa ăn. Bởi vậy, để có kết quả chính xác nhất, thời gian lý tưởng để lấy máu xét nghiệm là khi người bệnh nhịn ăn 8 tiếng đồng hồ. 

Bộ xét nghiệm bilan lipid máu gồm 4 thành phần: Cholesterol máu toàn phần, HDL – C, LDL – C và triglyceride. Khi bị rối loạn, các chỉ số sẽ xuất hiện ngưỡng bất thường.

Bảng mức độ rối loạn lipid máu
Bảng mức độ rối loạn lipid máu

Điều trị rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ tim và là tiền căn gây nhiều bệnh lý như: đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu thận. Việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe người bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh cũng như các dấu hiệu biến chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ riêng cho từng người bệnh. Trong đó, mục tiêu điều trị hướng đến việc ổn định LDL, HDL.

Điều trị ở trẻ em

Với trẻ nhỏ, việc điều trị chủ yếu dựa trên chế độ ăn uống và luyện tập. Khi dùng thuốc, trẻ cần tuyệt đối tuân theo chỉ định từ bác sĩ.

Điều trị ở một số bệnh

– Bệnh đái tháo đường: ưu tiên thay đổi lối sống kết hợp với dùng thuốc điều trị.

– Bệnh suy thận, gan, mật: kết hợp điều trị bệnh nguyên với điều trị rối loạn lipid máu.

Với mọi trường hợp, người bệnh đều cần điều chỉnh để có lối sống lành mạnh: tập thể dục, hạn chế/ loại bỏ dầu mỡ, nội tạng động vật, hải sản, bia rượu… trong chế độ ăn, làm việc khoa học…

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng thuốc. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều phải có kê đơn từ bác sĩ để tránh nguy cơ bị tăng men gan hay tiêu cơ vân khi sử dụng thuốc.

Người bệnh rối loạn lipid máu cần thăm khám và làm các xét nghiệm sinh hóa máu thường xuyên để kiểm tra chỉ số mỡ máu và dùng thuốc phù hợp, tránh nguy  cơ biến chứng gây bệnh lý nguy hiểm tính mạng.

Trên đây là những thông tin chung về rối loạn lipid máu. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324