Holter điện tâm đồ: Ghi lại chính xác nhịp tim trong ngày

06/03/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Holter điện tâm đồ là một trong các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn tim mạch ở người bệnh, từ đó giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim.

Thông tin tổng quan về Holter điện tâm đồ

Holter điện tâm đồ là gì?

Holter điện tâm đồ là một thiết bị số có chức năng theo dõi và ghi lại nhịp tim trong 24 đến 48 giờ liên tục. Máy đo gồm các miếng dán điện cực kết nối đến holter để nhận tín hiệu các nhịp đập của tim, ghi lại các thông số quan trọng như: sự biến thiên tần số tim, tần số tim trung bình, số lượng rối loạn nhịp tim mỗi giờ… Máy đo có kích thước nhỏ gọn, có thể mang theo bên người trong hoạt động thường ngày, không gây đau đớn, khó chịu.

Đo Holter điện tâm đồ giúp ghi lại điện tâm đồ trong suốt thời gian người bệnh đeo máy trên ngực. Từ số liệu ghi nhận, bác sĩ xác định được sự xuất hiện của các triệu chứng lâm sàng do rối loạn nhịp tim gây ra, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Ưu điểm của đo Holter điện tâm đồ

Holter điện tâm đồ là thiết bị an toàn với người bệnh với nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Không xâm lấn, không gây đau đớn, khó chịu

– Kỹ thuật đơn giản, dễ dàng áp dụng

– Áp dụng được với tất cả mọi đối tượng, không có chống chỉ định

– Không ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của người bệnh

– Mang lại giá trị cao trong việc chẩn đoán bệnh tim tiềm ẩn

Hạn chế nhỏ duy nhất của máy là có thể gây gây dị ứng ngoài da với những người bệnh dị ứng với điện cực hoặc băng dính.

Máy Holter nhỏ gọn, tiện dụng
Máy Holter nhỏ gọn, tiện dụng

Rủi ro khi dùng Holter điện tâm đồ

Hiện tại vẫn chưa có báo cáo nào về rủi ro đáng kể do  máy đo Holter gây ra. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý khi sử dụng do một số thiết bị có thể gây gián đoạn tín hiệu từ điện cực đến màn hình holter như:

– Nam châm

– Chăn điện

– Máy dò kim loại

– Lò vi sóng

– Dao cạo râu bằng điện, bàn chải đánh răng bằng điện

Ngoài ra, khi dùng điện thoại hay máy nghe nhạc, hãy giữ các thiết bị này cách màn hình holter ít nhất từ 15cm.

Mục đích của đo Holter điện tâm đồ

Đo Holter được dùng nhằm xác định, đánh giá mức độ, phân loại rối loạn nhịp tim trong các trường hợp như:

– Đo rối loạn nhịp tim thoáng qua

– Đánh giá triệu chứng liên quan tới rối loạn nhịp tim

– Đánh giá nguy cơ rối loạn nhịp tim, bệnh lý tim mạch trong tương lai

– Đánh giá hiệu quả của thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

– Chẩn đoán, theo dõi thiếu máu cơ tim

– Đánh giá chức năng của máy phá rung và máy tạo nhịp

– …

Đối tượng cần đo Holter điện tâm đồ

Đo Holter điện tâm đồ thường được chỉ định với các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ do rối loạn nhịp tim gây ra:

– Choáng, ngất xỉu, chóng mặt không rõ nguyên nhân

Đau ngực, khó thở, đánh trống ngực, hồi hộp

– Mệt mỏi

– Nghi ngờ cơ rung nhĩ hay cuồng nhĩ gây tai biến mạch máu não

Đo Holter điện tim giúp đánh giá mức độ, phân loại rối loạn nhịp tim
Đo Holter điện tim giúp đánh giá mức độ, phân loại rối loạn nhịp tim

Ngoài ra, đo Holter cũng được chỉ định với các đối tượng có bệnh lý tim mạch như:

Suy tim sau nhồi máu cơ tim hay suy tim do các nguyên nhân khác

– Cơ tim phì đại

– Động mạch vành

– Người bệnh đang điều trị rung nhĩ, rối loạn nhịp tim

– Người đang dùng thuốc điều trị bệnh tim có nguy cơ rối loạn nhịp tim

– Người mới cấy máy phá rung hoặc máy tạo nhịp tim hoặc đã cấy một thời gian và có hiện tượng rối loạn nhịp tim

– Người bệnh bị đau ngực nhưng không thực hiện được nghiệm pháp gắng sức

– Người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật mạch máu nhưng không thể thực hiện nghiệm pháp gắng sức

Quy trình thực hiện

Đo Holter điện tâm đồ được thực hiện khá đơn đơn với quy trình nhẹ nhàng:

Trước khi đo

– Trước khi đeo máy, người bệnh nên tắm rửa sạch sẽ. Do trong vòng 24 – 48 giờ (thông thường là 24 giờ) đeo máy, người bệnh không được tắm rửa.

– Nên mặc quần áo rộng rãi để việc đeo máy thực hiện dễ dàng hơn.

Khi đo Holter điện tâm đồ

Để đeo máy đo lên người, người bệnh thực hiện theo các bước:

– Vệ sinh sạch vùng da dán điện cực

– Dùng băng dính dán đầu điện cực (5, 7 hoặc 10 điện cực) vào da tại các vị trí khác nhau trên ngực. Lưu ý dán chắc tay để điện cực không bị bong ra trong thời gian mang máy. Điện cực này sẽ kết nối với máy theo dõi bằng các đầu dây.

– Kẹp máu theo dõi vào cạp quần hoặc túi áo hay đeo qua vai sao cho thuận tiện và thoải mái nhất.

– Tùy vào chỉ định của bác sĩ mà người bệnh cần mang theo máy bên mình liên tục trong 24 – 48 giờ. Trong quá trình theo dõi, người bệnh sinh hoạt, hoạt động bình thường và lưu ý không tập luyện gắng sức.

– Sau khi đeo máy đủ thời gian cần thiết, người bệnh đến cơ sở y tế đúng lịch hẹn để được tháo máy và đọc dữ liệu.

Lưu ý:

– Bảo quản máy cẩn thận, không để máy bị va đập hay dính nước.

– Tránh tiếp xúc với nam châm, máy dò kim loại, các dòng điện lớn và không sử dụng chăn điện trong thời gian dùng máy theo dõi để kết quả không bị sai lệch.

– Bấm nút đánh dấu thời điểm khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó thở, tim đập nhanh, tức ngực, chóng mặt, choáng váng… và ghi nhớ hoạt động đang thực hiện khi triệu chứng xuất hiện.

Đo Holter điện tim giúp góp phần quan trọng và hiệu quả trong việc chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Để được tư vấn về dịch vụ này, người bệnh liên hệ tới hotline 1900 1984 của DoLife nhé!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]