Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu và các giai đoạn của suy tim

15/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Suy tim là bệnh lý tim mạch phổ biến, gây nguy cơ tử vong cao. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ cùng nâng cao chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu ngay dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của bệnh suy tim để chủ động ngăn ngừa và điều trị suy tim hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của suy tim
Dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của suy tim

Bệnh suy tim

Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim. Bệnh gặp ở nhiều đối tượng khác nhau và tập trung chủ yếu ở người trên 65 tuổi.

Suy tim là gì?

Theo TS.BS Tạ Tiến Phước – GĐ Bệnh viện Quốc tế DoLife:

“Tim là cái bơm của hệ thống tuần hoàn, hút máu về rồi đẩy máu đi. Vì hệ thống này là khép kín trong cơ thể nên để các dòng máu chảy thông suốt thì lượng máu chảy về tim phải bằng lượng máu được bơm ra khỏi tim. Máu chảy về tim qua đường tĩnh mạch ở thì tâm trương (tim giãn ra tạo áp lực âm hút máu về). Máu chảy vào động mạch ở thì tâm thu (tim co bóp tạo áp lực bơm máu đi). Như vậy, suy tim là khi chức năng bơm máu của tim bị suy giảm.”

Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, có thể điều trị nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Suy tim là gì?
Suy tim là gì?

Hậu quả của suy tim

Suy tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời và hiệu quả, người bệnh có thể tử vong. Trong đó:

– Suy tim độ I – độ II làm suy giảm khả năng lao động, hoạt động và chất lượng sống (mệt mỏi, khó thở khi hoạt động…)

– Suy tim độ III – độ IV (giai đoạn cuối) dẫn đến tàn phế sức lực và tử vong.

Nguyên nhân gây suy tim

Có nhiều nguyên nhân gây suy tim, 

– Suy tim là hậu quả (biến chứng) cuối cùng của tất cả các bệnh tim mạch. Hiện nay, các nguyên nhân hàng đầu của suy tim là các bệnh lý: tăng huyết áp (do tăng áp lực lên tim, khiến tim phải hoạt động trong thời gian dài), bệnh động mạch vành tim (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), bệnh cơ tim, hội chứng chuyển hóa (tăng huyết áp + đái tháo đường + thừa cân béo phì).

– Các bệnh hẹp hở van tim, bệnh tim bẩm sinh gây suy tim hiện nay ít gặp do đã được can thiệp phẫu thuật sớm. Các bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim chu sản xảy ra trước hoặc sau sinh con, bệnh cơ tim do rượu thường diễn biến nặng.

– Các rối loạn nhịp tim cũng là nguyên nhân gây suy tim thường diễn biến chậm hơn nhưng phức tạp.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khiến suy tim trở nặng như:

– Không tuân thủ nghiêm ngặt trong điều trị: uống thuốc không đều, bỏ thuốc, giảm liều thuốc không hợp lý…

– Chế độ ăn nhiều muối, sử dụng rượu

Thiếu máu

– Nhiễm khuẩn

– Rối loạn nhịp (nhanh, chậm)

– Sử dụng các thuốc: chẹn canxi (verapamil, diltiazem), chẹn bêta, kháng viêm không steroid, thuốc chống loạn nhịp (nhóm I, sotalol)

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim

Khi mắc suy tim, biểu hiện trên mỗi người là khác nhau. Một số triệu chứng bệnh phổ biến:

– Khó thở, nhất là khó thở khi gắng sức (lên dốc, lên cầu thang, đi lại…), tức ngực và khó thở, khó thở về đêm là triệu chứng điển hình gặp ở hầu hết người bệnh bị suy tim, nhất là khó thở ở người có tiền sử bệnh tim mạch. Chỉ loại trừ triệu chứng này ở người bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

– Phù chân, bụng chướng gan to là dấu hiệu của suy tim nặng, suy tim toàn bộ. Cũng loại trừ triệu chứng này ở người bệnh suy thận, xơ gan cổ chướng.

– Mệt mỏi

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thấy một số triệu chứng khác:

– Ho dai dẳng, nặng hơn vào ban đêm

– Chóng mặt, ngất xỉu

– Loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực

– Thở khò khè

– Ăn không ngon, mất ngủ, cảm thấy lo lắng

– ….

Các giai đoạn của bệnh suy tim

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, suy tim được chia thành 4 cấp độ

– Cấp độ I: Triệu chứng ít, không rõ ràng. Đây là giai đoạn khó phát hiện bệnh. Người bệnh có thể sinh hoạt và vận động thể lực bình thường. Đây là giai đoạn suy tim tiềm tàng.

– Cấp độ II: Có các triệu chứng: đau thắt ngực, hụt hơi, khó khăn khi vận động. Tuy nhiên, các dấu hiệu này chỉ thoáng qua, chưa quá rõ ràng. Đây là giai đoạn suy tim nhẹ.

– Cấp độ III: Các dấu hiệu của suy tim rõ ràng hơn, dần giới hạn khả năng vận động của người bệnh. Nhiều người bệnh thăm khám và điều trị khi bệnh bước vào suy tim cấp độ III.

– Cấp độ IV: Người bệnh phải nhập viện thường xuyên do suy tim nặng. Ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh cũng cảm thấy khó thở, mệt mỏi.

Có 4 giai đoạn của suy tim
Có 4 giai đoạn của suy tim

Điều trị suy tim như thế nào?

Nếu được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp, tình trạng suy tim có thể được kiểm soát hiệu quả. Theo TS.BS Tạ Tiến Phước – GĐ BVQT DoLife, điều trị suy tim cần:

– Phải điều trị cùng lúc nguyên nhân gây suy tim và biến chứng suy tim, trong đó điều trị nguyên nhân là gốc rễ.

– Điều trị bằng thuốc và điều trị can thiệp

– Điều trị can thiệp như: phẫu thuật thay hoặc sửa van tim, bít các lỗ thông tim bẩm sinh, bắc cầu nối chủ – vành trong hẹp động mạch vành rất nặng, đặt stent động mạch vành, stent động mạch chủ, đặt máy trợ tim, máy tạo nhịp tim, v.v…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của bệnh suy tim. 

Để phòng ngừa và phát hiện suy tim hiệu quả, bạn cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần. Khi phát hiện nguy cơ suy tim, người bệnh cần điều trị tích cực theo sự theo dõi sát sao của bác sĩ để tránh bệnh chuyển biến nặng. 

Nếu còn những thắc mắc về sức khỏe, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 1984 của BVQT DoLife để được tư vấn miễn phí!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi

Ngay từ giây phút chào đời, bé yêu đã phải thích nghi với môi trường mới, ẩn chứa rất nhiều mối nguy hiểm từ virus, vi khuẩn gây bệnh. Trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, bố mẹ cần giúp bé có một “lớp lá chắn” bảo vệ cho con chống lại các mầm bệnh […]

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]