Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý tiêu hóa thường gặp với triệu chứng điển hình là những cơn đau thắt bụng khó chịu, tái phát nhiều lần. Bệnh cần được quản lý tốt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Tìm hiểu chi tiết về hội chứng này qua bài viết!
Tổng quan về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một dạng rối loạn tiêu hóa chức năng với đặc trưng là tình trạng đau bụng, thay đổi thói quen đi đại tiện mà không có bất kỳ tổn thương thực thể nào ở tiêu hóa. Tình trạng bất thường, rối loạn chức năng ruột này diễn ra với tần suất ít nhất 1 ngày/ tuần và kéo dài từ 3 tháng.
Hội chứng ruột kích thích là lành tính, không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, ruột kích thích gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống.
Dựa trên triệu chứng bệnh, hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 thể:
– Thể táo bón
– Thể tiêu chảy
– Thể hỗn hợp (có cả tiêu chảy và táo bón)
– Không xác định
Nguyên nhân
Hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng ruột kích thích. Các giả thuyết hiện nay cho rằng thức ăn chính là nguyên nhân gây kích thích hệ tiêu hóa, dẫn đến co thắt, đau bụng, khó chịu.
Đối tượng nguy cơ
Với tỷ lệ mắc chiếm 5 – 20% dân số, hội chứng ruột kích thích là bệnh đường ruột phổ biến hàng đầu. Hội chứng này phổ biến ở người trẻ, trong độ tuổi từ 20 – 50. Tỷ lệ mắc ở nữ giới cao gấp 1.25 – 2 lần nam giới.
Hội chứng này có nguy cơ cao xuất hiện ở nhóm đối tượng:
– Thường xuyên lo lắng, căng thẳng
– Có các vấn đề về sức khỏe tâm thần: rối loạn lo âu, trầm cảm..
– Từng mắc hoặc đang bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng.
– Sinh hoạt, dinh dưỡng không khoa học, điều độ. Thường xuyên nhịn ăn, bỏ bữa.
– Gia đình có người thân từng mắc hội chứng ruột kích thích.
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Đau bụng tái phát là triệu chứng đặc trưng nhất của hội chứng ruột kích thích. Đau bụng cũng kèm theo các vấn đề như: thay đổi thói quen đi tiêu, thay đổi tính chất phân, suy giảm sức khỏe…
Đau bụng do ruột kích thích thường không có đặc điểm cụ thể. Đau chủ yếu xuất hiện, chuyển nặng vào sau ăn, đặc biệt là khi ăn phải thức ăn lạ, thức ăn để lâu. Đau thường âm ủ hoặc từng cơn, đau quặn, mơ hồ, không liên tục do sự rối loạn ruột, tăng nhu động ruột. Đau thường tái phát ít nhất 1 lần/ tuần và kéo dài trong 3 tháng.
Người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón, kèm theo các dấu hiệu lâm sàng:
– Đầy hơi, chướng bụng
– Mệt mỏi, đau cơ
– Rối loạn giấc ngủ
– Chuột rút
– Trung tiện nhiều. Đi tiêu cảm giác không hết phân.
Người bệnh cần cẩn trọng, đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu báo động:
– Triệu chứng khởi phát sau 50 tuổi.
– Phân có lẫn máu.
– Sút cân bất thường.
– Bụng hay trực tràng có u – sờ thấy được.
– Sốt.
– Thiếu máu.
– Báng bụng. Về đêm thường đau bụng, tiêu chảy.
– Gia đình có thành viên bị viêm ruột mạn tính, ung thư đại tràng…
Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, bác sĩ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình của người bệnh, cùng với đó là các xét nghiệm phù hợp như:
– Nội soi tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa giúp chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa. Người bệnh có thể được chỉ định nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng – đại trực tràng tùy theo triệu chứng. Một số trường hợp nghi ngờ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết.
– Xét nghiệm
Để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, bác sĩ có thể chỉ định các loại xét nghiệm như:
+ Xét nghiệm máu để loại trừ bệnh lý toàn thân, loại trừ rối loạn do nhạy cảm với protein…
+ Xét nghiệm phân để kiểm tra vi khuẩn, ký sinh trùng trong phân.
+ Xét nghiệm không dung nạp lactose.
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Việc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu tập trung vào dinh dưỡng, chế độ ăn và lối sống. Tùy theo mức độ mà người bệnh có thể được kê đơn thuốc điều trị triệu chứng để phục hồi, cải thiện chức năng đại tràng.
Các loại thuốc thường được kê đơn khi điều trị hội chứng ruột kích thích gồm:
– Thuốc điều trị tiêu chảy
– Thuốc chống co thắt
– Thuốc điều trị táo bón
– Thuốc an thần
– Thực phẩm chức năng để bổ sung chất xơ
– Lợi khuẩn đường ruột
– Thuốc kháng sinh
– …
Tùy vào triệu chứng cụ thể của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ và kê đơn phù hợp. Cùng với đó, người bệnh cần bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả, hạn chế thực phẩm chứa nhiều gluten (yến mạch, lúa mì, ngũ cốc..) và không tiêu thụ các thực phẩm chứa thành phần mà cơ thể dị ứng, tránh các thực phẩm gây đầy hơi (đồ uống có ga…), tránh thực phẩm chứa đường có thể lên men (chứa lactose, fructan, fructose…)
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cần áp dụng các liệu pháp tâm lý, thư giãn để không bị rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng
Trên đây là những thông tin chung về Hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan
Đau nửa đầu sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục dành cho mẹ bỉm
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ gặp chứng đau nửa đầu sau sinh lên tới 39%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thay đổi hoocmon, căng thẳng, thiếu máu lên não… Để DoLife mách mẹ những giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này! Cảnh báo […]
Viêm màng não ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm màng não ở trẻ em là căn bệnh cực kì nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy viêm màng não ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu, triệu chứng và cách điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết […]
Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm não Nhật Bản là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tìm hiểu bệnh viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong lên đến […]
Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?
Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]