Lưu ngay cách chữa đi ngoài phân lỏng cho trẻ hiệu quả tại nhà

30/03/0202
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Đi ngoài phân lỏng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây thường là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng và không gây hại cho sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ba mẹ lưu ngay bài viết để chữa đi ngoài phân lỏng cho trẻ đơn giản, hiệu quả tại nhà!

Tổng quan về tình trạng đi ngoài phân lỏng ở trẻ

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 1.5 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mắc tiêu chảy. Trong đó, số trẻ tử vong do bệnh lý này lên tới 4 triệu trẻ và 80% trường hợp là ở trẻ dưới 2 tuổi.

Nguyên nhân

Đi ngoài phân lỏng là một cơ chế bình thường của cơ thể để cơ thể loại bỏ vi trùng và thường kéo dài khoảng vài ngày đến 1 tuần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ. Trong đó, phổ biến là:

– Viêm dạ dày ruột do virus: thường gây tiêu chảy kèm buồn nôn, nôn.

– Nhiễm Rotavirus: thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân.

– Nhiễm Enterovirus: thường xảy ra vào mùa hè.

– Hệ tiêu hóa bị vi khuẩn (E. coli, Campylobacter, Salmonella, Shigella…)  tấn công.

– Nhiễm ký sinh trùng, phổ biến là giardiasis và cryptosporidiosis.

– Chế độ ăn quá nhiều đường.

– Dị ứng với thực phẩm.

– Cơ thể không dung nạp lactose, sucrose hay fructose.

– Đường ruột có vấn đề: mắc bệnh celiac, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm loét đại tràng…

Biểu hiện 

Thông thường, trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi đi tiêu ít nhất từ 1 – 2 lần/ngày. Trẻ từ 2 tuổi đi tiêu ít nhất 1 lần/ngày. Trẻ đi tiêu bình thường sẽ có phân mềm, đóng khuôn. Khi bị đi ngoài, trẻ thường có các dấu hiệu:

– Đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ngày.

– Phân lỏng, nát, nhiều nước, nổi bọt, có thể có chứa thức ăn chưa tiêu hóa hết. Phân có mùi tanh nồng, có thể lẫn máu.

– Trẻ chán ăn, bỏ bú.

– Trẻ buồn nôn, có thể nôn.

– Trẻ thiếu nước, khô môi, khô da, lờ đờ, mệt mỏi, sút cân.

Đi ngoài phân lỏng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu
Đi ngoài phân lỏng khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu

Khi trẻ bị đi ngoài, ba mẹ có thể tự chăm sóc con tại nhà mà không cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế. Tuy nhiên, cần lưu ý chăm sóc đúng cách để hạn chế nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Xử trí khi trẻ bị đi ngoài phân lỏng

Oresol là “thức uống” không thể thiếu

Trẻ đi ngoài phân lỏng bị mất nhiều nước. Nếu không được bù nước, bù khoáng phù hợp, cơ thể trẻ có thể rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng gây ra nhiều hệ quả xấu. 

Bổ sung Oresol là giải pháp đơn giản và hiệu quả giúp trẻ hồi phục sức khỏe khi bị đi ngoài. Trong đó, ba mẹ lưu ý:

– Pha 1 gói oresol vào 1 lít nước để trẻ uống trong ngày

– Đong đủ nước theo tỉ lệ ghi trên bao bì, không pha đặc.

Bổ sung điện giải, vitamin

Bên cạnh oresol, ba mẹ có thể cho con uống nước cháo muối bằng cách:

– Nếu 1 nắm gạo (khoảng 50gram) với 6 bát nước thêm 1 nhúm muối nhỏ, đun sôi khoảng 15 phút rồi chắt lấy nước cháo cho trẻ uống.

– Nước cháo loãng cho trẻ uống trong vòng 6 giờ sau đun.

– Với trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi), ba mẹ cho con uống từng thìa, dùng cả ngày.

– Với trẻ lớn, cho con uống từng ngụm bằng bát hoặc cốc.

– Nếu trẻ bị nôn do khó uống, ba mẹ tạm dừng khoảng 5 – 10 phút rồi lại tiếp tục cho con uống.

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Có nhiều bài thuốc dân gian đơn giản mà hữu hiệu trong việc điều trị tình trạng đi ngoài ở trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như

Cho con uống nước gạo lứt rang

– Công dụng:

+ Giúp chống lại tình trạng mất nước, mất điện giải do đi ngoài ở trẻ.

+ Đào thải độc tố gan, giải nhiệt.

+ Làm sạch máu

– Cách làm:

+ Rang vàng 100g gạo lứt.

+ Đun gạo lứt đã rang với 2 lít nước cho đến khi gạo chín mềm thì tắt bếp.

+ Chắt lấy phần nước đã đun để trẻ uống trong ngày.

Cho con ăn súp cà rốt

– Công dụng:

+ Bổ sung pectin giúp làm dịu nhu động ruột, đẩy lùi tình trạng tiêu chảy.

+ Tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn nội sinh, thích thích sự phục hồi của niêm mạc ruột.

+ Cung cấp vitamin và muối khoáng, bù điện giải hiệu quả.

– Cách làm:

+ Dùng 500gr cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái lát mỏng.

+ Đun cà rốt đã chuẩn bị với 2 lít nước đến khi chỉ còn khoảng 1 lít nước thì vớt ra, nghiền nát, lọc qua rây cho mềm rồi thêm 3g muối và đun sôi lại thành súp cho trẻ ăn.

Cho trẻ uống nước búp ổi non

– Công dụng:

+ Kích thích cơ trơn ruột, giảm tiêu chảy hiệu quả.

+ Chữa các bệnh lý liên quan đến đường ruột.

+ Kháng khuẩn, làm săn niêm mạc, giảm dịch tiết ruột.

– Cách làm:

+ Nấu 20gr gừng tươi + 20gr búp ổi non + 10gr vỏ quýt khô với 2 lít nước cho đến khi còn khoảng 500ml nước.

+ Chắt lấy phần nước đã đun và cho trẻ uống 2 lần/ngày cho đến khi sức khỏe con hồi phục hoàn toàn

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị đi ngoài tại nhà

Đường ruột yếu cùng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ nhỏ dễ mắc nhiều bệnh lý, đặc biệt là tình trạng đi ngoài. Đây không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều vấn đề như:

– Mất nước

– Mất cân bằng điện giải

– Ảnh hưởng chức năng não bộ

– Suy dinh dưỡng

– Suy giảm chức năng các cơ quan bên trong cơ thể

Ba mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện khi trẻ bị đi ngoài phân lỏng
Ba mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện khi trẻ bị đi ngoài phân lỏng

Để hạn chế tối đa biến chứng gây hại tới sức khỏe của trẻ, ba mẹ lưu ý:

– Bù nước đầy đủ cho con.

– Cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, mềm để giúp niêm mạc đường ruột phục hồi tốt hơn. Cho con ăn đủ nhóm chất để đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường đề kháng cho cơ thể. 

– Cho trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ thăm khám ngay khi con xuất hiện các dấu hiệu bất thường:

+ Cơ thể mất nước nặng: không có nước mắt, mắt trũng, không đi tiểu trong 4 – 6 giờ…

+ Sốt cao không giảm, ngủ li bì

+ Co giật

+ Ăn kém, bỏ bú

+ Buồn nôn, nôn, trớ

+ Đi ngoài lẫn máu

+ …

Ba mẹ cần luôn cẩn trọng trong quá trình chăm sóc bé. Đặc biệt, không được tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị nếu chưa tham khảo ý kiến từ chuyên gia. 

Để được tư vấn chuyên sâu về chăm sóc trẻ bị đi ngoài phân lỏng tại nhà, ba mẹ liên hệ ngay tới hotline 1900 1984. Đội ngũ hỗ trợ của DoLife luôn sẵn sàng tư vấn, đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc bé!

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn mà hiện nay có rất nhiều trẻ em cũng mắc phải. Căn bệnh này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, chậm lớn,…cùng những biếm chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, […]

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ nữ cho con bú có cấy que tránh thai được không?

Phụ phụ nữ đang cho con bú cấy que tránh thai được không và có gây ảnh hưởng gì đến em bé hay không là vấn đề nhiều người thắc mắc? Cùng đọc bài viết để có câu trả lời nhé! Cấy que tránh thai là gì? Que cấy tránh thai là một thiết bị […]

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]