Thiếu máu não: Dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

25/12/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Thiếu máu não chiếm tới 87% nguyên nhân gây đột quỵ. Đây là tình trạng suy giảm lưu lượng máu đến não gây tổn thương não bộ, nếu không được cấp cứu y tế, người bệnh có nguy cơ tàn tật vĩnh viễn, tử vong cao. 

Tìm hiểu chung về thiếu máu não
Tìm hiểu chung về thiếu máu não

Làm sao để nhận biết sớm, điều trị và phòng ngừa hiệu quả? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Tổng quan về thiếu máu não

Não bộ chiếm 2.5% trọng lượng cơ thể nhưng lại chiếm tới 25% nhu cầu trao đổi chất. Là cơ quan hoạt động trao đổi chất cao, não vô cùng nhạy cảm với sự gián đoạn lưu lượng máu. Trung bình, lưu lượng máu não thông quá quá trình tự điều hòa mạch máu não ổn định với tốc độ khoảng 50ml/100g mô não/phút. Lưu lượng này nếu bị tổn hại sẽ gây thiếu máu lên não, rối loạn chức năng não. Tùy vào mức độ và thời gian giảm tưới máu mà mức độ tổn thương tế bào thần kinh và khác nhau.

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng máu lưu thông lên não bị suy giảm, gây tổn thương não cấp tính. Thiếu máu não là trường hợp cấp cứu y tế, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: suy giảm chức năng não, chết tế bào não, tai biến mạch máu não… Người bệnh có nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.

Thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ
Thiếu máu não là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ

Các dạng thiếu máu não

Thiếu máu não có thể là toàn bộ hoặc cục bộ

– Thiếu máu não toàn bộ

Thiếu máu lên não toàn bộ thường là hệ quả các các bệnh toàn thân. Trong đó, hạ huyết áp toàn thân là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu lên não toàn bộ. Nguyên nhân phổ biến tiếp theo chính là do các vấn đề liên quan đến chức năng và cấu trúc tim, phổ biến nhất là rối loạn nhịp tim.

Người bệnh gặp các triệu chứng thiếu máu thoáng qua, gây ngất và gián đoạn nhịp tim. Thiếu máu toàn bộ nếu kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

– Thiếu máu não cục bộ

Thiếu máu lên não cục bộ thường là hệ quả của sự tắc nghẽn lưu lượng máu động mạch lên não, do huyết khối hoặc tắc mạch. 60-70% trường hợp thiếu máu lên não cục bộ là do thuyên tắc cục máu đông trong động mạch lớn hoặc trong tim. Thuyên tắc cũng có thể xảy ra do các yếu tố khác như: chất béo, nước ối khi mang thai…

Sau khi thiếu hoàn toàn oxy và glucose, mô não thiếu máu cục bộ thường ngừng hoạt động chỉ sau vài giây và hoại tử sau 5 phút.

Thiếu máu não thường gặp nhất ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Thiếu máu lên não còn có thể bắt gặp ở cả người trẻ, đặc biệt là giới văn phòng, tầng lớp lao động trí óc.

Triệu chứng của thiếu máu não

Tùy theo mức độ thiếu máu lên não mà người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng trong thời gian khác nhau. 

Với thiếu máu não cục bộ ngắn (thiếu máu cục bộ thoáng qua), các triệu chứng có thể chỉ kéo dài vài giây đến vài phút.

Với thiếu máu não cục bộ gây tổn thương não bộ, các triệu chứng có thể xuất hiện kéo dài, vĩnh viễn:

– Suy nhược một hoặc cả hai bên cơ thể.

– Mất cảm giác một hoặc cả hai bên cơ thể.

– Mất phương hướng. Nhầm lẫn ngay cả các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.

– Suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Nhìn đôi.

– Nói lắp.

– Suy giảm hoặc mất ý thức.

– Giảm khả năng giữ thăng bằng, phối hợp.

– Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Thiếu máu não thường gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
Thiếu máu não thường gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Nguyên nhân gây thiếu máu não

Nguyên nhân 

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu máu lên não. Trong đó, 3 nhóm nguyên nhân chính gồm:

– Do huyết khối: Các nhóm động mạch lớn (động mạch đốt sống, động mạch não giữa, động mạch cảnh trong…) hình thành cục máu đông do xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn vận chuyển máu lên não.

– Do thuyên tắc: Cục máu đông hình thành từ vị trí khác di chuyển lên não và gây tắc mạch. Thuyên tắc thường có liên quan đến các bệnh lý tim mạch như: rung nhĩ, bệnh liên quan đến van tim, nhồi máu cơ tim

– Thiếu máu lên não huyết động do ảnh hưởng từ các bệnh lý như: hạ huyết áp, rối loạn đông máu…

Ngoài ra, thói quen sống không lành mạnh cũng ảnh hưởng lớn tới tình trạng máu ở não:

– Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

– Ít vận động

– Tiêu thụ nhiều thực phẩm ít chất xơ, dầu mỡ, nhiều chất béo

– Gối đầu quá cao khi ngủ làm cản trở vận chuyển máu lên não

– Căng thẳng kéo dài

– …

Đối tượng nguy cơ

Thiếu máu não có nguy cơ cao xuất hiện ở người cao tuổi, người có nhiều bệnh lý mạn tính (huyết áp, tiểu đường, tim mạch…).

Cùng với đó, bệnh có xu hướng xảy ra ở những người làm việc với cường độ căng thẳng cao, có lối sống thụ động, sống trong môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống, tập luyện không lành mạnh…

Cách điều trị thiếu máu não

Chẩn đoán

Để đánh giá ban đầu các triệu chứng gợi ý thiếu máu não, người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm cơ bản:

– Xét nghiệm đường huyết

– Xét nghiệm công thức máu hóa học, toàn phần, các yếu tố đông máu

– Điện tâm đồ

– Men tim

Để loại trừ xuất huyết, tổn thương khối, người bệnh cần làm thêm chụp CT đầu không cản quang, MRI. Cùng với đó, bác sĩ cũng thực hiện chẩn đoán phân biệt với các triệu chứng tương tự đột quỵ do thiếu máu cục bộ: mất cân bằng điện giải, hạ đường huyết, nhiễm trùng (viêm màng não), đau nửa đầu, xuất huyết não, khối u, viêm mạch…

Điều trị

Với thiếu máu não cấp độ nhẹ, bệnh thường biểu hiện bằng các cơn đau đầu, buồn nôn, tê bì… thoáng qua. Các triệu chứng này có thể tự biến mất sau khoảng 10 – 20 phút, người bệnh dễ chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Việc này có thể khiến bệnh dần tiến triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm.

Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Tùy vào tình trạng, người bệnh sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc chống đông máu, giảm loãng máu, giảm cholesterol, ổn định huyết áp… để điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân.

Cùng với đó, người bệnh cũng được tư vấn các biện pháp cải thiện sức khỏe đi kèm như: điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp, thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động…

Phòng ngừa thiếu máu não

Thiếu máu lên não có thể được ngăn ngừa nếu người bệnh có cuộc sống lành mạnh, cân bằng:

– Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, không nạp các chất có hại cho cơ thể.

Người bị thiếu máu não cần có chế độ ăn lành mạnh
Người bị thiếu máu não cần có chế độ ăn lành mạnh

– Vận động thường xuyên để tăng sức bền cho cơ thể.

– Hạn chế các tác nhân tiêu cực gây căng thẳng: thông tin tiêu cực, môi trường sống áp lực, ô nhiễm…

– Không kê gối quá cao khi ngủ.

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ, tầm soát bệnh hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chung về thiếu máu não. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm. Bệnh gây nên hậu quả nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời. Vây bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Giang mai là bệnh […]

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm Amidan khi nào cần cắt?

Viêm amidan là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc trên toàn thế giới là 27%.  Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ.  Viêm amidan có nên cắt và khi nào cần cắt? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết […]

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khuỷu tay: Những điều cần lưu ý ngay!

Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng về thần kinh, mạch máu, suy giảm khả năng vận động, thậm chí là tàn tật. Tổng quan về trật khuỷu […]

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Zona thần kinh là bệnh viêm da do virus. Bệnh gây những biểu hiện như đau, rát, tê, ngứa,… ở vùng da bị tổn thương. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh hồi phục. Zona thần kinh là bệnh gì? Bệnh zona thần kinh […]