Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’.
Thông tin tổng quan về chiếu plasma
Chiếu plasma là gì?
Bên cạnh 3 trạng thái là rắn, lỏng và khí thì plasma là trạng thái thứ tư của vật chất. Tia plasma có tác dụng sản sinh các hoạt chất sinh học chứa nito, oxy, UVA… giúp ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của biểu mô xung quanh.
Tia plasma lạnh là plasma ở nhiệt độ dưới 40 độ C. Đây là một môi trường hỗn hợp gồm electron, ion, các chất hoạt hóa với nồng độ và cường độ đủ để phá vỡ, xâm nhập vào màng tế bào vi khuẩn từ đó ức chế hoạt động hoặc tiêu diệt chúng.
Trong điều trị vết thương hở, plasma lạnh không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn mà còn hỗ trợ tăng sinh tổ chức hạt ở vết thương, tăng tốc độ biểu mô hóa, từ đó giúp vết thương nhanh lành hơn.
Như vậy, tia plasma giúp lành thương nhờ 3 tác động toàn diện:
– Khử khuẩn, làm sạch vết thương
– Tạo màng bảo vệ
– Kích thích tái tạo tế bào giúp liền thương
Tác dụng của chiếu tia plasma
Tia plasma tác động theo cơ chế vật lý, đa tác nhân, đem đến hiệu quả lành thương vượt trội:
– Tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, màng sinh học do vi khuẩn tạo ra để ngăn ngừa vi sinh vật gây ảnh hưởng đến quá trình liền thương. Đặc biệt, chiếu tia plasma lạnh còn giúp tiêu diệt được cả vi khuẩn kháng kháng sinh.
– Polime hóa dịch cơ thể ở vết thương, tạo lớp màng protein để bảo vệ vết thương và chống sự xâm nhập của vi khuẩn. Vết thương được giảm khuẩn ngay từ lần chiếu đầu tiên và sạch khuẩn sau 2 – 3 lần chiếu, liền lại sau 5 – 10 lần chiếu.
– Giảm viêm, giảm đau, tăng lưu thông máu, tăng sinh tế bào và collagen, hỗ trợ tái tạo biểu bì
Chiếu tia plasma cho mẹ và bé giúp rút ngắn thời gian phục hồi
Lợi ích khi sản phụ chiếu tia plasma
Chiếu tia plasma vào vết mổ đẻ, vết khâu tầng sinh môn giúp “đường rạch” nhanh lành và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương.
Vết thương sau sinh trong những ngày đầu thường xuất hiện tình trạng sưng nề, ướt đỏ. Việc chiếu tia Plasma giúp vết thương phẳng, liền đẹp mép và phục hồi nhanh hơn nhiều lần so với việc chăm sóc theo phương pháp thông thường. Đặc biệt, chiếu tia plasma giúp vết thương ít bị đau, không thâm tím và ít lồi hơn hẳn so với việc lành thương tự nhiên.
Chiếu tia plasma sau sinh mang đến nhiều ưu điểm vượt trội:
– Thời gian thực hiện ngắn, hiệu quả cao.
– Hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe, không ảnh hưởng tới các tế bào trên cơ thể.
– Không xâm lấn, không gây tổn thương tới các tế bào da lành hay tầng da sâu hơn.
– Khử trùng, diệt khuẩn hiệu quả, có tác dụng với cả các vi khuẩn đa kháng. Làm sạch vết thương vượt trội.
– Điều trị tại chỗ, không tốn thời gian, công sức.
– Không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ hay việc tiết sữa trên cơ thể.
– Giảm đau, giảm sưng, không gây bầm tím, giảm tình trạng sẹo lồi ở vết mổ.
– Giúp hỗ trợ phục hồi vết thương nhanh, sản phụ có thể sớm vận động mà không tác động tới vết thương.
– Kích thích sự tăng sinh tế bào, kích thích liền thương tự thân, rút ngắn quá trình lành thương.
Chiếu tia plasma lên vết mổ đẻ
Sau khi sinh mổ, sản phụ có thể bắt đầu chiếu tia plasma ngay vào ngày sau đó. Với công nghệ chiếu plasma lạnh an toàn, sản phụ có thể hoạt động bình thường sau khi chiếu tia.
Chiếu tia plasma lên vết khâu tầng sinh môn
Tương tự như với vết thương do sinh mổ, vết khâu tầng sinh môn có thể bắt đầu chiếu tia plasma vào ngày thứ 2 sau sinh và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe mẹ bầu cũng như quá trình chăm sóc bé sau đó.
Việc chiếu tia chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (2-3 phút/lần) và không gây đau, không ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa mẹ, không tác dụng phụ hay biến chứng.
Nên chiếu tia Plasma bao nhiêu lần?
Để giúp sản phụ đạt kết quả lành thương tốt nhất, đồng thời tối ưu chi phí và thời gian, các bác sĩ khuyến cáo:
– Sản phụ nên chiếu tia plasma sau 24 giờ phẫu thuật lấy thai hay sau sinh thường.
– Khoảng cách tối thiểu giữa mỗi lần chiếu tia plasma là 12 giờ. Như vậy, mỗi ngày, sản phụ nên chiếu tia 2 lần để tối ưu hiệu quả lành thương.
– Mỗi lần chiếu plasma thường kéo dài từ 2 – 3 phút.
Lợi ích khi chiếu tia plasma cuống rốn cho trẻ sơ sinh
Thông thường, thời gian để cuống rốn khô và rụng đi thường kéo dài trong khoảng 10 – 15 ngày. Trong thời gian này, trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm trùng cuống rốn nếu không được chăm sóc và vệ sinh khu vực này đúng cách.
Chiếu plasma cuống rốn mang đến giải pháp tuyệt vời trong việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, rút ngắn quá trình khô – rụng cuống và lành rốn, từ đó giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng rốn ở trẻ.
Chiếu tia plasma lạnh hoàn toàn an toàn với trẻ sơ sinh bởi quá trình này không hề gây ảnh hưởng tới các mô tế bào hay gây kích ứng cho trẻ. Bởi vậy, ba mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn chiếu tia plasma là phương pháp ‘lành rốn’ cho bé yêu trong những năm tháng đầu đời.
Bài viết liên quan
Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ trong độ tuổi 6 – 36 tháng là đối tượng dễ mắc viêm tai giữa. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại di chứng suốt đời. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây! Viêm tai giữa là bệnh gì? Tai […]
Dấu hiệu cảnh báo thai nhi ngừng phát triển
Thai nhi ngừng phát triển (thai lưu/ thai chết lưu) nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau. Vậy làm sao để nhận biết? Xử trí tình trạng này như thế nào? Để DoLife giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết bên dưới. […]
Viêm amidan ở trẻ có nên cắt không?
Viêm amidan là tình trạng thường gặp ở trẻ. Việc cắt amidan không những không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ mà còn giúp loại bỏ ổ viêm, tránh những biến chứng nguy hiểm do viêm amidan gây ra. Amidan là gì? Amidan là một tổ chức lympho của cơ thể nằm […]
Hội chứng Reye: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Hội chứng Reye tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy có tử vong. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết sau Hội chứng Reye là gì? Hội chứng Reye là một tình trạng […]