Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324
Bệnh sởi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị - Bệnh viện Quốc Tế Dolife
Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bệnh sởi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

01/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Bệnh sởi là bệnh lý truyền nhiễm, thường xuất hiện ở trẻ em. Theo thống kê, khoảng 90% người trước 20 tuổi đã từng bị mắc sởi. Tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh lý và cách điều trị trong bài viết bên dưới.

Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ

Bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi Measles virus – loại virus lây từ người qua người chủ yếu qua giọt bắn từ mũi, miệng của người bệnh phát ra ngoài khi ho, hắt hơi, nói chuyện…

Bệnh đặc trưng với các dấu hiệu như sốt, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp, phát ban, các vấn đề tiêu hóa… Measles virus có thể lây lan ngay từ khi bệnh chưa có biểu hiện đến khi ủ bệnh và phát ban hoàn toàn.

Đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất chính là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin ngừa sởi.

Nguyên nhân trẻ lên sởi

Sự tấn công của Measles virus chính là nguyên nhân gây ra sởi. Virus này có khả năng phát triển, lây lan nhanh và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch vào thời điểm đông – xuân hàng năm. 

Trẻ nhỏ mắc sỏi do tiếp xúc với người bệnh mang chủng virus. Bệnh dễ lây lan, phát tán tại các khu vực đông người như nhà trẻ, trường học…

Bệnh sởi ở trẻ có lây nhiễm không?

Như đã đề cập trong phần trên, sởi là bệnh gây ra bởi virus và có khả năng lây lan nhanh. Measles virus thường tồn tại trong chất dịch, nhầy ở cổ họng, mũi và phát tán qua đường không khí.

Virus có khả năng tồn tại trên bề mặt các môi trường bên ngoài và trong không khí lên tới 2 giờ. Trong thời gian này, nếu trẻ tiếp xúc với các giọt bắn chứa virus, virus sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể rồi gây bệnh.

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh sởi cao hơn nếu:

– Hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm

– Chưa được tiêm vắc-xin ngừa sởi

– Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi

– Người mẹ mắc sởi trong thời gian mang thai

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sởi

Tùy vào thể bệnh mà các triệu chứng sởi ở từng trẻ là khác nhau:

Bệnh sởi thể điển hình

Với thể điển hình, bệnh sởi ở trẻ thường phát triển qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh

+ Thường kéo dài trong khoảng 8 – 11 ngày

+ Diễn ra sau khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh, các triệu chứng chưa bộc phát ngay. Ở giai đoạn này, thường khó để phát hiện trẻ đã mắc sởi.

Giai đoạn khởi phát (Giai đoạn viêm long)

+ Thường kéo dài từ 3 – 4 ngày

+ Bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình như: sốt nhẹ đến sốt cao, viêm kết mạc, mắt sưng nề, xuất tiết mũi họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho, sưng hạch ngoại biên…

Giai đoạn toàn phát (Giai đoạn phát ban)

+ Thường kéo dài từ 4 – 6 ngày

+ Trẻ xuất hiện các ban trên khắp cơ thể, bắt đầu từ phía sau tai rồi lan xuống mặt, cổ, ngực, tay… Ba có màu đỏ, nhỏ, hơi nổi gờ trên bề mặt da, nằm rải rác, lan rộng hoặc dính liền với nhau tạo thành các vùng ban có kích thước 3 – 6mm.

Các ban sởi xuất hiện trên khắp cơ thể trẻ
Các ban sởi xuất hiện trên khắp cơ thể trẻ

Giai đoạn lui bệnh (Giai đoạn ban bay)

+ Trẻ cắt sốt, vết ban giảm dần, để lại vết thâm trên vùng da phát ban

+ Trẻ có thể vẫn còn sốt và bị lột da

Bệnh sởi thể không điển hình

Ở thể không điển hình, các triệu chứng sởi thường không rõ ràng như:

– Sốt nhẹ

– Ít phát ban

– Viêm long nhẹ

– Thể trạng sức khỏe ít thay đổi

Các triệu chứng không rõ ràng khiến bệnh khó được phát hiện, dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của một số bệnh viêm long đường hô hấp khiến việc chăm sóc, điều trị cho trẻ bị ảnh hưởng.

Bởi vậy, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác, đặc biệt là các trường hợp như:

– Trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin phòng sởi

– Trẻ trên 1 tuổi mới chỉ tiêm 1 mũi vắc-xin phòng sởi

– Trẻ đang ở trong khu vực có dịch sởi

– Trẻ từng tiếp xúc với người bệnh sởi

Bệnh sởi thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ khi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin
Bệnh sởi thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ khi chưa tiêm đủ các mũi vắc-xin

Điều trị sởi ở trẻ

Đến nay, sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh. Các phương pháp hiện nay để hướng đến mục tiêu điều trị triệu chứng, tăng cường sức khỏe.

Để chăm sóc trẻ khi bị sởi, ba mẹ lưu ý cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cho bé kết hợp với điều trị triệu chứng:

– Với trẻ sốt trên 38.5 độ C, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.

– Giữ vệ sinh nơi ở vùng xung quanh nơi sống để đảm bảo trẻ có môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.

– Tránh để trẻ tiếp xúc với người khác để hạn chế bệnh lây lan rộng.

– Tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

– Tăng cường vitamin và khoáng chất trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin A như: khoai lang, cà rốt, cà chua, ớt chuông, gan động vật…

Khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà, ba mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của con, tránh để bệnh diễn biến gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Phòng ngừa sởi ở trẻ

Tiêm vắc-xin chính là phương pháp phòng ngừa sởi đơn giản, hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Bộ Y tế khuyến cáo, trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm vắc-xin phòng sởi mũi đơn hoặc mũi kết hợp Sởi – quai bị – rubella. Việc tiêm chủng không được trì hoãn để tránh gây ảnh hưởng tới sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ.

Tiêm vắc-xin đầy đủ là phương pháp phòng ngừa sởi an toàn và hiệu quả
Tiêm vắc-xin đầy đủ là phương pháp phòng ngừa sởi an toàn và hiệu quả

Liên hệ hotline 1900 1984 của DoLife để được tư vấn, hỗ trợ ngay!

Từ khóa:

Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324

Bài viết liên quan

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết! Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở […]

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]


Warning: Parameter 2 to ccw_search_by_title_only() expected to be a reference, value given in /home/nhdolt2r/public_html/wp-includes/class-wp-hook.php on line 324