Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh: Những điều ba mẹ cần biết

19/04/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến trong điều trị vàng da do tăng Bilirubin ở trẻ sơ sinh. Vậy phương pháp này có gây tác dụng phụ gì không? Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết!

Thông tin cơ bản về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng quá mức. Hiện tượng này xuất hiện ở khoảng 60% trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% trẻ sơ sinh thiếu tháng

Có hai loại vàng da là vàng da sinh lý (chiếm khoảng 75% tổng số trường hợp) và vàng da bệnh lý. Trong đó, vàng da sinh lý thường xảy ra ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi và không cần điều trị. Vàng da bệnh lý thường diễn ra nghiêm trọng hơn và cần điều trị phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến như: bại não, nhiễm độc thần kinh…

Vàng da ở trẻ sơ sinh hiện thường được điều trị theo 3 cách phổ biến:

– Cho trẻ bú mẹ, truyền Albumin hoặc sử dụng thuốc phù hợp để tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin.

– Chiếu đèn vàng da.

– Thay máu (với trường hợp vàng da bệnh lý nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác).

Tùy vào tình trạng cụ thể mà trẻ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn vàng da hiện là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị vàng da ở trẻ nhờ nhiều ưu điểm vượt trội như:

– Dễ thực hiện

– Chi phí thấp

– Thời gian điều trị ngắn

– Hiệu quả tốt

Liệu pháp chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ được thực hiện khi có đủ các tiêu chí:

– Trẻ xuất hiện vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh.

– Vàng da tăng Bilirubin gián tiếp, chưa có dấu hiệu của tiền nhiễm độc hay nhiễm độc thần kinh.

– Chiếu đèn dự phòng vàng da với trẻ sinh non, trẻ bị sang chấn trên da, xuất huyết mức độ nặng hay trẻ có bướu máu…

Chiếu đèn giúp tăng khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp ở trẻ
Chiếu đèn giúp tăng khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp ở trẻ

Công dụng 

Chiếu đèn giúp tăng khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp ở trẻ. Phương pháp này sử dụng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng với bước sóng 400-480 nm chiếu trực tiếp vào cơ thể trẻ để ánh sáng chiếu qua da đến lớp mỡ, chuyển Bilirubin gián tiếp thành Photobilirubin giúp giảm tình trạng vàng da.

Chiếu đèn thường được chỉ định với các trường hợp trẻ có triệu chứng vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp chưa có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh. Trong quá trình chiếu đèn, trẻ cần được theo dõi các yếu tố như: nồng độ đường huyết, điện giải, nồng độ Bilirubin máu, triệu chứng về thần kinh… để sớm phát hiện tác dụng phụ (nếu có) và xử lý kịp thời.

Phương pháp này không được áp dụng với các trường hợp trẻ vàng da tăng Bilirubin trực tiếp hay trẻ bị bệnh niệu bẩm sinh.

Quy trình

Về cơ bản, quy trình chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh gồm:

– Thăm khám và đánh giá tổng quát các cơ quan của trẻ.

– Kiểm tra và đánh giá mức độ vàng da của trẻ.

– Đảm bảo phòng chiếu đèn vệ sinh, môi trường vô khuẩn, ấm và thoáng.

– Cho trẻ bú mẹ đầy đủ hoặc uống nước để cung cấp đủ nước cho cơ thể bé.

– Đưa trẻ vào phòng chiếu đèn, che mắt bằng mảnh vải tối màu để tránh ánh sáng ảnh hưởng tới bé.

– Che bộ phận tinh dục của trẻ bằng bỉm để ngừa nguy cơ teo tinh hoàn, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản về sau.

– Đưa trẻ vào lồng ấp, đặt trẻ nằm ở trung tâm ánh sáng, sao cho cơ thể tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng.

– Bật công tắc đèn, điều chỉnh nhiệt độ đèn sao cho phù hợp với nhiệt độ cơ thể của bé.

– Cứ 2-4 giờ thì thay đổi tư thế của trẻ 1 lần.

– Kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu của trẻ cứ 12 – 24 giờ/lần để đo lường hiệu quả.

Lưu ý khi chiếu đèn vàng da cho trẻ

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh là phương pháp ngày càng phổ biến. Trong quá trình chiếu đền, cần lưu ý:

– Nên chọn máy chiếu đèn vàng da có ánh sáng xanh dương với bước sóng từ 400 – 480nm để tối ưu khả năng điều trị đồng thời tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ.

– Nên đặt máy chiếu đèn vàng da cách trẻ khoảng 30 – 50cm để ánh sáng đến trẻ phát huy hiệu quả tốt nhất.

– Lưu ý che mắt và bộ phận sinh dục của trẻ lại trong khi chiếu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Còn lại, để cơ thể trẻ hở tối đa để tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng.

– Có thể chiếu đèn liên tục hoặc ngắt quãng, dùng đèn 2 chiều hoặc 1 chiều tùy vào điều kiện cụ thể.

– Tùy vào tình trạng của trẻ mà thời gian chiếu đèn có thể khác nhau. Chiếu đèn có thể ngưng ngay khi tình trạng vàng da giảm, nồng độ Bilirubin quay về trị số bình thường.

– Không nên tự thực hiện liệu pháp chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà. Nên đưa bé đến bệnh viện đạt tiêu chuẩn để quá trình chiếu đèn được diễn ra đảm bảo, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến.

Trẻ cần được bịt mắt và đóng bỉm khi chiếu đèn
Trẻ cần được bịt mắt và đóng bỉm khi chiếu đèn

Chiếu đèn vàng da ở trẻ sơ sinh có hại không

Chiếu đèn vàng da hiện vẫn là phương pháp được cho là hữu hiệu và khá an toàn trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Hiệu quả mà phương pháp này mang lại đủ an toàn và chấp nhận được so với nguy cơ di chứng và tổn thương não có thể xảy đến.

Tuy nhiên, ba mẹ cùng cần cân nhắc đến một số tác dụng phụ thoáng qua hay kéo dài mà trẻ có thể gặp phải trong quá trình điều trị:

– Tác dụng phụ thoáng qua:

+ Mất nước

+ Tiêu lỏng

+ Rối loạn thân nhiệt: Thân nhiệt tăng hoặc giảm

+ Kích ứng da, sạm da

+ Tổn thương võng mạc (nếu trẻ không được che mắt khi chiếu đèn)

+ Co giật

+ Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục: teo tinh hoàn (nếu trẻ không được che bộ phận sinh dục khi chiếu đèn).

Để hạn chế tối đa tác dụng phụ hay nguy cơ biến chứng, việc chiếu đèn vàng da cần tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện chiếu đèn và các hướng dẫn y khoa. Hiệu quả mà phương pháp chiếu đèn vàng da mang đến là hữu hiệu, tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng quên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi thực hiện phương pháp này cho bé nhé! 

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma sau sinh: Phương pháp phục hồi nhanh cho cả mẹ và bé

Chiếu plasma cuống rốn cho bé và chiếu plasma lên vết mổ sau sinh cho mẹ là phương pháp đang ngày càng được sử dụng phổ biến giúp lành thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ và bé sau kỳ ‘vượt cạn’. Thông tin tổng quan về chiếu plasma Chiếu plasma là […]

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì? Có gây nguy hiểm cho trẻ không?

Xét nghiệm lấy máu gót chân là phương pháp sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ: bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, bệnh bẩm sinh… Nhưng xét nghiệm máu gót chân có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Để DoLife giải quyết cho mẹ qua bài […]

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Tổng hợp bệnh trẻ sơ sinh thường gặp – Mẹ lưu ý ngay khi chăm con!

Trẻ sơ sinh vô cùng non nớt. Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh. Việc chăm sóc không phù hợp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe của con. Với các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp, ba mẹ cần biết cách nhận biết và chủ động xử […]

Bệnh sởi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sởi ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sởi là bệnh lý truyền nhiễm, thường xuất hiện ở trẻ em. Theo thống kê, khoảng 90% người trước 20 tuổi đã từng bị mắc sởi. Tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh lý và cách điều trị trong bài viết bên dưới. Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ Bệnh sởi Bệnh sởi […]