Vì sao nên thực hiện tầm soát bệnh lý tim mạch?

18/07/2023
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Theo số liệu từ Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong do bệnh lý tim mạch. Trên thế giới, tim mạch cũng là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu. Tầm soát bệnh tim mạch chính là một trong những phương pháp tiết kiệm và hiệu quả nhất để phòng bệnh hiệu quả, chủ động bảo vệ sức khỏe. 

Vì sao cần tầm soát bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là tập hợp những bệnh lý liên quan đến các vấn đề về tim, mạch máu (tĩnh mạch, động mạch, mao mạch). 

Theo số liệu thống kê:

– Cứ 2 giây lại có một trường hợp tử vong do bệnh lý về tim mạch.

– Cứ 5 giây có một người bị nhồi máu cơ tim.

– Cứ 6 giây có một trường hợp tử vong do đột quỵ.

– Tỉ lệ tử vong do bệnh lý do bệnh lý tim mạch lên tới 31%. 

Các bệnh lý tim mạch thường gặp

Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không trừ bất kỳ độ tuổi, giới tính hay tuổi tác nào. Trong đó, một số bệnh lý tim mạch thường gặp:

Bệnh mạch vành (xơ vữa động mạch)

Bệnh mạch vành là tình trạng tích tụ cholesterol hoặc các mảng xơ vữa lên thành động mạch trong thời gian dài gây hẹp thành động mạch, tắc nghẽn, làm giảm khả năng lưu thông máu và vận chuyển oxy của cơ thể. Theo thời gian, các mảng xơ vữa lớn dần khiến tim suy yếu, thậm chí gây nhồi máu cơ tim, tổn thương tim vĩnh viễn.

Các triệu chứng của bệnh mạch vành thường không rõ ràng. Đa phần người bệnh cảm thấy những cơn đau thắt ngực trái thoáng qua trong khoảng vài phút, cùng với đó là cảm giác khó thở, đau đầu, chóng mặt.

Bệnh có thể phòng ngừa và kiểm soát thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tầm soát bệnh lý định kỳ.

Tai biến mạch máu não (Đột quỵ)

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm, xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn khiến mô não bị thiếu oxy, dinh dưỡng, tế bào não chết từ đó gây ra những di chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

Có 5 thể tai biến mạch máu não:

– Co thắt mạch máu não

– Nhồi máu não

Thiếu máu não thoáng qua

– Vỡ mạch máu não

– Xuất huyết não

Tương tự như bệnh mạch vành, các triệu chứng của tai biến mạch máu não không quá rõ ràng. Trong đó, một số dấu hiệu điển hình mà người bệnh có thể lưu ý: xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội, chân tay yếu đi, chóng mặt…

Bệnh viêm cơ tim

Viêm cơ tim là bệnh lý gây ra tỉ lệ đột tử cao. Nguyên nhân gây bệnh là do sự tấn công của siêu vi trùng khiến tế bào cơ tim bị viêm, hoại tử, giảm mạch co bóp gây ra những tổn thương. Trong đó, trẻ em chính là đối tượng dễ mắc viêm cơ tim nhất. Bệnh diễn tiến nhanh gây nguy cơ tử vong cao.

Thông thường, ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng. Các dấu hiệu bệnh chỉ xuất hiện rõ ràng khi bước vào giai đoạn muộn với các triệu chứng như: khó thở, đau ngực, huyết áp cao, chóng mặt, sưng chân…

Suy tim

Theo ước tính, tại Việt Nam, số người bị suy tim lên tới 1.6 triệu người. Đây là tình trạng tim bị yếu và không thể thực hiện hiệu quả việc bơm máu đi nuôi cơ thể.

Suy tim có 4 mức độ:

– Suy tim tiềm tàng

– Suy tim nhẹ

– Suy tim mức trung bình

– Suy tim nặng

Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị. Tầm soát tim mạch chính là giải pháp hiệu quả để sớm phát hiện tình trạng suy tim từ đó điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn nhịp tim

Có tới 80% trường hợp đột tử là do tình trạng rối loạn nhịp tim không được theo dõi đúng cách và điều trị kịp thời. Một số triệu chứng điển hình của bệnh như:

– Nhịp tim nhanh, chậm bất thường.

– Thường xuyên xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở kèm cảm giác lo lắng, hồi hộp.

– Cảm giác chóng mặt, choáng váng

– …

Rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột quỵ
Rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột quỵ

Vì sao cần tầm soát bệnh tim mạch?

Tầm soát bệnh lý tim mạch giúp nhận định chính xác tình trạng sức khỏe tim mạch. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ có thể xác định các nguy cơ gây ra bệnh lý tim mạch như: cao huyết áp, suy tim, đái tháo đường… để đưa ra hướng điều trị đúng đắn, kịp thời, nâng cao sức khỏe người bệnh.

Tầm soát tim mạch gồm những gì?

Tầm soát tim mạch chủ yếu là các thủ thuật không xâm lấn, thực hiện dễ dàng, nhanh chóng.

Các hạng mục tầm soát bệnh tim mạch gồm:

Khám lâm sàng

– Tìm hiểu thông tin về tiền sử bệnh lý gia đình

– Đo chỉ số sinh tồn

– Khám tim mạch 

Chẩn đoán hình ảnh

– Đo điện tâm đồ ECG để ghi lại hoạt động điện của tim

– Chụp X-quang tim phổi để phát hiện các bất thường (nếu có)

Siêu âm tim để phát hiện các bất thường về kích thước, cơ tim, van tim, nhịp tim…

Xét nghiệm

– Xét nghiệm công thức máu để đánh giá sức khỏe tổng thể, phát hiện tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng máu, bệnh bạch cầu…

– Đường huyết

– Xét nghiệm mỡ máu, tập trung vào 4 chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-cholesterol (LDL-c) và HDL-cholesterol (HDL-c).

– Acid Uric

– Chức năng thận, men gan

– Tổng phân tích 10 thông số nước tiểu

Đo điện tim Holter ECG

– Giúp chẩn đoán nhiều vấn đề tim mạch: cơ tim thiếu máu cục bộ, cơ tim phì đại, suy tim…

Các triệu chứng của bệnh lý tim mạch thường không kéo dài lâu mà chỉ thoáng qua trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả khôn lường.

Tầm soát bệnh lý tim mạch hỗ trợ phát hiện nhiều vấn đề sức khỏe:

– Bệnh lý thiếu máu cơ tim, cơ tim, van tim, tim bẩm sinh

– Tình trạng tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim

-…

Bất kỳ ai đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Bất kỳ ai đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ai nên thực hiện tầm soát bệnh tim mạch?

Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Vậy nên việc tầm soát bệnh lý định kỳ 2 năm/lần đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch. Trong đó, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cần tầm soát sớm cần lưu ý như:

– Người thường xuyên cảm thấy đau thắt ngực không rõ nguyên nhân

– Người thường xuyên cảm thấy hồi hộp, lo lắng, hụt nhịp tim

–  Người thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi, hay bị chuột rút

– Người ít vận động, thừa cân

– Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá

– Có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về tim mạch

– Người bị cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu

– Nam giới trên 40 tuổi và nữ giới trên 45 tuổi

Như đã đề cập phía trên, người dân nên thực hiện tầm soát bệnh lý tim mạch định kỳ 2 lần/năm để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Hi vọng các thông tin trong bài viết của DoLife đã giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ tới hotline 1900 1984 để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kỳ?

Khám đường huyết thai kì là một xét nghiệm mẹ cần thực hiện trong tuần thai từ 24 – 28. Vậy tại sao mẹ bầu cần khám đường huyết thai kì? Hãy cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?  Khám đường huyết thai kỳ hay […]

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Cách sơ cứu người bị ngạt khí do hỏa hoạn

Ngạt khí, ngạt khói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân của các vụ hỏa hoạn. Có rất nhiều loại khí độc được sinh ra từ khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ…, Những loại khí này gây ngạt và nhiễm độc khí […]

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vậy sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết! Sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết là bệnh truyền […]

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm ở trẻ: Có cần đến gặp bác sĩ?

Đái dầm là hiện tượng sinh lý thường xảy ra đối với trẻ dưới 6 tuổi . Ở tuổi này, ban đêm hoặc buổi trưa chỉ đơn giản là việc kiểm soát bàng quang có thể chữa được hình thành. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra khi trẻ đã lên tuổi dậy thì, vị […]