Tim thiếu máu cục bộ: Nhận biết ngay để tránh nguy cơ biến chứng

03/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tim thiếu máu cục bộ ước tính gây ra hơn 17 triệu ca tử vong/năm trên toàn thế giới. Đây thường là hệ quả của tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành.

Tổng quan về tim thiếu máu cục bộ

Tim thiếu máu cục bộ là gì?

Tim thiếu máu cục bộ (Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ/ Động mạch vành) là tình trạng sụt giảm lưu lượng máu đến tim khiến oxy và chất dinh dưỡng tới tim bị hạn chế hay tắc nghẽn một phần.

Đây là hệ quả của tình trạng hẹp mạch máu tim do tích tụ chất béo, cholesterol và các chất bám vào thành mạch gây hình thành cục máu đông hay cục nhầy bám vào thành mạch máu. Ở một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nền nghiêm trọng. Nếu không được chẩn đoán, điều trị phù hợp, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm: đau tim cấp tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Phân loại

Bệnh tim thiếu máu cục bộ được chia thành 2 dạng chính:

– Cấp tính: Động mạch tim bị tắc nghẽn đột ngột. Với tình trạng nghiêm trọng, bệnh có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

– Mạn tính: Bệnh động mạch vành ổn định, các cơn đau thắt ngực ổn định – xuất hiện khi người bệnh gắng sức

Nguyên nhân

Bệnh xảy ra khi suy giảm lượng máu di chuyển qua một hay nhiều động mạch vành, cản trở quá trình cơ tim tiếp nhận oxy.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tim thiếu máu cục bộ:

– Bệnh xơ vữa động mạch: nguyên nhân phổ biến nhất

– Cục máu đông (do các mảng xơ vữa trong động mạch bị vỡ) gây tắc nghẽn động mạch, thiếu máu cơ tim đột ngột.

– Co thắt động mạch vành (hiếm gặp).

Mạch máu tim hẹp do tích tụ chất béo, cholesterol và các chất bám vào thành mạch
Mạch máu tim hẹp do tích tụ chất béo, cholesterol và các chất bám vào thành mạch

Các nguyên nhân này thường có nguyên do từ các yếu tố như:

– Căng thẳng

– Gắng sức

– Lạm dụng chất kích thích

– Ăn quá no

– Lạnh

– Quan hệ tình dục quá mức

– …

Dấu hiệu nhận biết tim thiếu máu cục bộ

Triệu chứng

Trong một số trường hợp, tim thiếu máu cục bộ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đó được gọi là tim thiếu máu cục bộ thầm lặng.

Với các trường hợp thông thường, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:

– Đau tức, đau thắt ngực trái.

– Đau hàm, cổ.

– Nhịp tim nhanh.

– Buồn nôn, nôn.

– Đổ nhiều mồ hôi.

– Mệt mỏi.

– … 

Trong đó, các cơn đau ngực thường diễn ra ngắn (3-5 phút) hoặc có thể dài hơn nhưng không quá 20 phút. 

Biến chứng

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

– Đau tim, nhồi máu cơ tim, phá hủy một phần cơ tim.

– Rối loạn nhịp tim làm suy yếu tim.

Suy tim

– …

Tim thiếu máu cục bộ có thể gây suy tim
Tim thiếu máu cục bộ có thể gây suy tim

Điều trị tim thiếu máu cục bộ

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tim thiếu máu cục bộ, người bệnh cần được chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng

– Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng giúp khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh lý, bệnh sử của người bệnh từ đó bác sĩ có nhận định ban đầu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

– Chẩn đoán cận lâm sàng

Các chẩn đoán lâm sàng thường được chỉ định gồm:

+ Xét nghiệm sinh hóa máu

+ Điện tâm đồ 

+ Siêu âm Doppler tim

+ Nghiệm pháp gắng sức

+ Holter điện tim

+ Chụp CT mạch vành

+ Chụp động mạch vành – tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh

Điều trị

Việc điều trị tim thiếu máu cục bộ hướng đến mục tiêu là giảm thiểu triệu chứng, tăng khả năng tưới máu, giảm thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa hội chứng mạch vành cấp và nguy cơ tử vong từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dựa trên việc thăm khám tình trạng bệnh và các chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị có thể là điều trị nội khoa và/ hoặc điều trị can thiệp.

– Điều trị nội khoa

Người bệnh thường được chỉ định dùng các loại thuốc điều trị cơn đau thắt ngực như: thuốc chống kết tiểu cầu, thuốc điều trị rối loạn lipid máu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi, dẫn xuất nitrates…

Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ
Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh không được tự ý kê đơn hay thay đổi liều lượng mà chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.

– Điều trị can thiệp

Điều trị can thiệp thường được áp dụng với những trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa tích cực. 

Để tăng khả năng tưới máu cơ tim, bác sĩ có thể chỉ định điều trị can thiệp:

+ Nong mạch vành và đặt stent

Đưa một đoạn ống thông qua động mạch ngoại biên đến vị trí tắc nghẽn mạch vành rồi thổi phồng quả bóng nhỏ ở đầu ống thông để thông máu giúp máu lưu thông bình thường trở lại. Cùng với đó, một ống lưới nhỏ cũng được đặt ở vị trí tắc nghẽn để ngăn ngừa tình trạng động mạch hẹp trở lại.

+ Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Bắc cầu động mạch vành thường được thực hiện ngay sau khi có chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính ở người bệnh. Một đoạn mạch máu khác được ghép băng qua đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn để máu lưu thông qua phía dưới khu vực bị tắc nghẽn. 

Biện pháp phòng ngừa tim thiếu máu cục bộ

Lối sống khoa học chính là chìa khóa cho một trái tim khỏe mạnh, ngăn ngừa tim thiếu máu cục bộ. Trong đó, cần lưu ý:

– Vận động, tập luyện đều đặn, vừa sức.

– Ưu tiên dùng các chất béo chưa bão hòa, dầu thực vật chứa nhiều omega3.

– Không tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: chất kích thích, thuốc lá, rượu bia…

– Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức hợp lý.

– Nếu có bệnh nên (tim mạch, huyết áp, tiểu đường…), người bệnh phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh lý.

Trên đây là những thông tin chung về tim thiếu máu cục bộ. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin  mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt: Những thông tin cần biết

Đái rắt là một rối loạn của hệ tiết niệu gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Đái rắt là bệnh gì? Đái rắt còn gọi là tiểu rắt hoặc tiểu buốt. Đây là […]

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cường kinh là một căn bệnh phụ khoa mà rất ít chị em biết đến. Vậy căn bệnh cường kinh là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Cường kinh là bệnh gì? Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường hoặc kéo dài hơn […]

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh nếu không được chữa trị, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây. Động kinh là bệnh gì? Động kinh hay còn gọi là giật kinh phong. Đây là một rối loạn thần kinh mãn […]

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rò hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng điển hình ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Rò hậu môn là bệnh gì? Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn. Đây là một tình trạng có đường hầm thông nối bất thường giữa ống hậu […]