Tăng huyết áp cấp cứu: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí

24/01/2024
Tác giả: Ngọc Mỹ
Chia sẻ

Tăng huyết áp cấp cứu chiếm khoảng 1% các trường hợp tăng huyết áp mạn tính. Trong đó, người bệnh có nguy cơ tổn thương các cơ quan đích. Nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp, tăng huyết áp cấp cứu có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Tổng quan về tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp lâm sàng là bệnh lý thường gặp khi huyết áp đo được ở mức cao hơn 140/90 mmHg. 

Tăng huyết áp gồm 2 thể lâm sàng là Cơn tăng huyết áp cấp cứu và Tăng huyết áp khẩn cấp.

Tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp tăng cao nghiêm trọng: Huyết áp tâm thu >180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >120mmHg. Tình trạng này thường đi kèm tổn thương cơ quan đích ở mức mới xuất hiện, tiến triển hoặc nặng hơn. Trong đó, các tổn thương cơ quan đích thường gặp như: xuất huyết dưới nhện, xuất huyết nội sọ, bệnh não tăng huyết áp, thiếu máu não, nhồi máu não, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thận cấp, viêm cầu thận cấp, phình bóc tách động mạch chủ, đau ngực không ổn định…

Khi tăng huyết áp cấp cứu, người bệnh cần được cấp cứu trong thời gian sớm nhất và điều trị bằng thuốc truyền đường tĩnh mạch.

Tăng huyết áp khẩn cấp

Tăng huyết áp khẩn cấp là tình trạng huyết áp tăng cao: Huyết áp tâm thu >180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >120mmHg nhưng lại không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích.

Tăng huyết áp khẩn cấp thường xảy ra ở những trường hợp:

– Tăng huyết áp nguyên phát, thứ phát nặng chưa biến chứng.

– Sau phẫu thuật.

– Tăng huyết áp và chảy máu cam nặng.

– Bệnh nhân tăng huyết áp không tuân thủ điều trị hoặc tự ngưng thuốc điều trị đột ngột.

– Bệnh nhân tăng huyết áp đau đớn, lo lắng, hốt hoảng.

Để điều trị tăng huyết áp khẩn cấp, người bệnh thường được kê đơn thuốc để hạ huyết áp từ 24 – 48 giờ. Huyết áp phải được hạ từ từ bởi nếu huyết áp hạ quá nhanh, người bệnh sẽ bị giảm tưới máu, tổn thương cơ quan đích gây thiếu máu não, thiếu máu cục bộ cơ tim.

Triệu chứng của tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp cấp cứu thường kèm tổn thương cơ quan đích, gây ra các triệu chứng như:

Tai biến mạch máu não: xuất huyết dưới màng nhện, xuất huyết não, nhồi máu não cấp…

– Hội chứng mạch vành cấp

– Bóc tách động mạch chủ

– Suy thận cấp

– U tủy thượng thận

– Phù phổi cấp

– Sản giật

– …

Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp tăng cao nghiêm trọng
Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi huyết áp tăng cao nghiêm trọng

Ngoài ra, tính mạng của người bệnh có thể đang gặp nguy hiểm nếu có các triệu chứng như:

– Đau ngực, đau đầu dữ dội

– Mờ mắt

– Rối loạn ý thức

– Buồn nôn, nôn ói

– Khó thở, co giật

– …

Nguyên nhân gây tăng huyết áp cấp cứu

Tăng huyết áp cấp cứu thường xuất hiện do:

– Người bệnh cao huyết áp không được điều trị thích hợp

– Huyết áp không được kiểm soát tốt: không dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đủ liều, tự ý ngưng thuốc…

– Dùng thuốc điều trị huyết áp kèm corticoid

– Chế độ ăn nhiều muối

Hẹp động mạch thận

– …

Xử trí với tăng huyết áp cấp cứu

Trong điều trị tăng huyết áp cấp cứu, nếu có nghi ngờ lâm sàng, người bệnh cần được điều trị ngay mà không cần đến khi có kết quả xét nghiệm. Tùy thuộc vào loại tổn thương cơ quan đích, ranh giới và mức độ tổn thương mà người bệnh sẽ được điều trị theo phương pháp phù hợp.

Mục tiêu điều trị

Mục tiêu trong điều trị tăng huyết áp cấp cứu chính là hạ huyết áp ở mức từ từ:

– Trong 1 – 2 giờ đầu: Hạ huyết áp động mạch trung bình 25%.

– Trong 2 – 6 giờ tiếp theo: duy trì huyết áp tâm thu ở mức khoảng 160mmHg và huyết áp tâm trương ở mức 100 – 110mmHg.

– Sau 24 – 48 giờ, đưa huyết áp về mức bình thường và tùy chỉnh theo từng tình huống lâm sàng khác nhau.

– Với trường hợp bóc tách động mạch chủ, huyết áp có thể hạ tới mức bình thường ≤ 120 mmHg.

– Với trường hợp tiền sản giật (nặng), huyết áp tâm thu nên giảm xuống <140mmHg.

Tăng huyết áp cấp cứu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Tăng huyết áp cấp cứu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị

Với người bệnh tăng huyết áp mạn tính, việc giảm huyết áp quá nhanh về mức bình thường có thể là quá sức. Việc này có thể gây ra các vấn đề như: thiếu máu các tác quan trọng, suy thận, thiếu máu não…

Bên cạnh việc xác định cơ quan đích bị tổn thương, việc can thiệp điều trị các yếu tố làm tăng tình trạng tăng huyết áp (đau, lo lắng, dùng thuốc kích thích…) cũng vô cùng quan trọng.

Ngoài tiền sản giật và bóc tách động mạch chủ, người bệnh thường có chỉ định riêng nếu:

– Nhồi máu não cấp: Trong 72 giờ không dùng thuốc hạ huyết áp, trừ trường hợp huyết áp > 220/110 mmHg

– Xuất huyết nội sọ dưới 6 giờ: 

+ Dùng thuốc hạ huyết áp truyền tĩnh mạch kết hợp theo dõi sát nếu huyết áp > 220 mmHg. 

+ Hạ huyết áp đến 140mmHg nếu  huyết áp 150 – 220 mmHg.

+ Không hạ huyết áp xuống dưới 140mmHg.

Thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu cần khởi phát nhanh
Thuốc điều trị tăng huyết áp cấp cứu cần khởi phát nhanh

Các loại thuốc lý tưởng trong điều trị tăng huyết áp cần hội tụ được các yếu tố: Khởi phát nhanh, Hiệu lực mạnh, Hồi phục tốt, Không gây nhịp nhanh, Ít gây tác dụng phụ.

Về cơ bản, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng cần được xử trí ngay để hạ huyết áp lập tức. tùy từng bệnh cảnh lâm sàng mà người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp để giảm thiểu tối đa biến chứng và ngăn ngừa đe dọa tính mạng.

Trên đây là những thông tin chung về Tăng huyết áp cấp cứu . Nếu bạn cần được hỗ trợ giải đáp hoặc cung cấp thêm thông tin khám chữa bệnh, liên hệ ngay tới hotline 1900 1984 của DoLife để được hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý: Bài viết cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn đọc vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Bệnh viện Quốc tế DoLife

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà NộiHotline: 1900 1984

Website: dolifehospital.vn

Email: info@dolifehospital.vn

FanpageBệnh viện Quốc tế Dolife

Từ khóa:

Bài viết liên quan

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Trẻ viêm phổi: Cẩn trọng với những biến chứng khôn lường!

Viêm phổi ở trẻ là loại bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với nhóm trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém.  Do đó, việc nhận biết dấu hiệu bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe của trẻ đúng cách là vô cùng quan trọng. […]

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục bệnh sốt xuất huyết. Vậy người mắc sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm […]

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Tầm soát ung thư máu: Những điều cần lưu ý

Ung thư máu là căn bệnh đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Tầm soát ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó nâng cao khả năng chữa trị. Vậy tầm soát ung thư máu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Ung thư máu […]

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng có gì khác nhau?

Gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là 2 thủ thuật được thực hiện để giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và trong sinh mổ. Vậy 2 thủ thuật này khác nhau ở những điểm nào? Cùng DoLife tìm hiểu trong bài viết sau! Sự khác biệt giữa gây tê […]