Phù phổi cấp là một căn bệnh rất nguy hiểm. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Vậy phù phổi cấp có nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Phù phổi cấp là bệnh gì?

Phù phổi cấp là một tình huống gây nên do phổi của người bệnh bị “ứ nước”. Cần phân biệt khái niệm “phổi ứ nước” thông dụng mà mọi người ngoài ngành y tế hay dùng trong bệnh lý khác là tràn dịch màng phổi.
Những bệnh nhân bị phù phổi cấp bị dịch ứ ở các khoảng kẽ và phế nang phổi. Có thể tạm hiểu rằng ở dịch này ứ trong lòng và các khoảng xen kẽ giữa các “túi” phổi. Dịch ứ ở trong lòng sẽ cản trở quá trình trao đổi khí bình thường giữa máu và không khí. Ứ ở các khoảng xen kẽ sẽ đè ép làm xẹp có túi trao đổi (các phế nang). Tất cả đều dẫn đến hậu quả cuối cùng là chức năng hô hấp bị suy giảm nghiêm trọng. Và tử vong là điều chắc chắn nếu không tình trạng này không nhanh chóng được cải thiện.
Phân loại phù phổi cấp
Dựa vào cơ chế gây bệnh, phù phổi cấp được chia thành 2 loại:
Phù phổi cấp huyết động:
Tình trạng này xảy ra khi áp lực trong lòng mạch máu phổi tăng lên, khiến cho dịch thoát ra khỏi mạch máu và tích tụ trong các phế nang. Nguyên nhân phổ biến nhất của phù phổi cấp huyết động là suy tim trái.
Phù phổi cấp tổn thương:
Tình trạng này xảy ra khi các phế nang bị tổn thương, khiến cho dịch từ máu hoặc mô xung quanh thoát vào các phế nang. Nguyên nhân phổ biến nhất của phù phổi cấp tổn thương là nhiễm trùng phổi
Nguyên nhân gây nên bệnh phù phổi cấp
Dịch ở phổi sẽ bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố:
- Máu được tim co bóp bơm lên phổi (Cụ thể là tim phải). Đồng thời tim cũng giãn nở để thu máu về.
- Áp lực tạo nên của các phân tử có khả năng giữ nước (được gọi là áp lực keo). Được tạo thành chủ yếu là do nồng độ đạm albumin trong máu.
- Sự toàn vẹn của màng phế nang – mao mạch (Là màng nhiều lớp được hình thành giữa cấu trúc phổi và mạch máu). Các yếu tố làm tăng tính thấm của màng, khiến dịch sẽ dễ “tràn vào phổi”.
Do đó tình trạng này được chia thành hai loại phù phổi khác nhau, với nguyên nhân, đặc tính và điều trị nhiều điểm khác biệt.

Phù phổi huyết động
Được gọi là vậy do tình trạng ứ máu ứ dịch ở Phổi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc cùng phối hợp. Lượng máu hay dịch đến và rời khỏi phổi đều do tim chịu trách nhiệm chủ yếu. Do đó các bệnh lý tại tim mạch là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này. Ngoài ra, cũng quan trọng không kém là vai trò thanh lọc và điều chỉnh dịch trong cơ thể bởi thận. Bệnh nhân suy thận nặng cũng là điều kiện có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng phù phổi.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng làm tăng nguy cơ xảy ra bệnh:
Quá tải dịch
Lượng nước dịch quá nhiều đưa vào cơ thể. Đặc biệt là trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, chức năng thận không ổn định là điều kiện khiến tình huống phù phổi xảy ra dễ dàng, nếu không muốn nói là yếu tố phổ biến dẫn đến bệnh.
Hẹp các van tim
Hẹp một số van tim sẽ làm cho dịch bị ứ lại, khiến máu không thể bơm ra khỏi tim. Máu ứ đọng trong tim cũng sẽ bị “dội” ngược lên phổi. Do đó Phù phổi cấp có thể xảy ra. Nổi bật trong các hẹp van tim bệnh lý hẹp van hai lá, nguyên nhân phổ biến là do thoái hoá theo tuổi già hoặc thấp tim.
Bệnh cơ tim
Tình huống này gây giảm sức co bóp cơ tim và dẫn đến hệ quả là phổi bị ứ dịch nặng nề:
Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim là nguyên nhân rõ rệt nhất. Hay còn gọi là bệnh mạch vành. Những bệnh nhân đặc biệt là lớn tuổi, tiền căn tăng huyết áp, hay đau ngực, rối loạn lipid máu và đái tháo đường là đối tượng nguy cơ rất cao của bệnh lý mạch vành nói trên.
Bệnh lý tim mạch khác
Một số bệnh lý tim mạch khác cũng gây ảnh hưởng làm rối loạn khả năng co bóp và hoạt động trơn tru bình thường của tim và đẩy đến phù phổi như:
- Viêm nội tâm mạc.
- Phình bóc tách động mạch chủ.
- Biến chứng liên quan đến van tim nhân tạo.
- Chấn thương.
- Tăng huyết áp nặng.
- Khối u như u nhầy ở tim.
Phù phổi tổn thương
Đây là các trường hợp do tổn thương phổi khiến có dịch vốn dĩ nằm bên ngoài bị “tràn” vô Phổi. Thường gặp nhất được mô tả là do hội chứng suy hô hấp cấp (Acute respiratory distress syndrome), gọi tắt là ARDS. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm phổi nặng do vi khuẩn, siêu vi,…
- Chấn thương ngoài lồng ngực.
- Ngộ độc hoặc hít phải độc chất.
- Ngạt nước.
- Đông máu nội mạch lan tỏa…
Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân gây ra phù phổi tổn thương. Có đặc điểm chung là gây tổn thương phổi và làm tăng tính thấm qua màng ngăn giữa phổi và mạch máu phổi (gọi là màng phế nang mao mạch). Người bệnh cũng phát triển triệu chứng có nhiều đặc điểm giống với phù phổi do tim.
Triệu chứng bệnh phù phổi cấp

Các triệu chứng của phù phổi cấp có thể bao gồm:
- Khó thở
- Thở dốc (30 lần/ phút) và người bệnh phải ngồi dậy để thở
- Thở khò khè, khi dùng ống nghe có thể nghe tiếng râm ran ở hai đáy phổi, sau đó dâng lên như thủy triều dâng
- Cơn hoảng loạn, vã mồ hôi
- Mệt mỏi, nhịp tim nhanh (100 -140 lần/ phút)
- Ho vật vã, có thể có đờm bọt hồng
- Da tím tái, huyết áp tăng
Phương pháp chẩn đoán phù phổi cấp
Phù phổi cấp thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm. Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán phù phổi cấp bao gồm:
- X-quang phổi: X-quang phổi có thể cho thấy dịch tích tụ trong các phế nang.
- Điện tâm đồ (ECG): ECG có thể giúp đánh giá chức năng tim.
- Siêu âm tim: Giúp phát hiện hẹp 2 lá, giảm vận động thành trong nhồi máu cơ tim.
- Xét nghiệm máu
- Khí máu động mạch
- Tổng phân tích nước tiểu để chẩn đoán viêm cầu thận cấp
- VS, ASO nếu bác sĩ nghi ngờ thấp tim.
- Troponine I, CPK MB, CPK nếu bác sĩ nghi ngờ viêm cơ tim
Phương pháp điều trị phù phổi cấp
Phác đồ điều trị phù phổi cấp theo Bộ Y tế được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn cấp cứu và giai đoạn điều trị nguyên nhân.
Mục tiêu của giai đoạn cấp cứu là cải thiện tình trạng hô hấp của bệnh nhân và ngăn ngừa tử vong. Các biện pháp điều trị trong giai đoạn này bao gồm:
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nửa ngồi nửa nằm, hai chân thõng xuống: Tư thế này giúp giảm áp lực lên tim và phổi, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
- Thở oxy: Thở oxy giúp tăng lượng oxy trong máu, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể, giúp giảm áp lực trong lòng mạch máu phổi.
- Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch giúp mở rộng các mạch máu, giảm áp lực trong lòng mạch máu.
- Thuốc chống đông máu: Thuốc chống đông máu giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, có thể gây tắc nghẽn mạch phổi.
- Thuốc chống loạn nhịp: Thuốc chống loạn nhịp giúp điều trị nhịp tim bất thường, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phù phổi.
Giai đoạn điều trị nguyên nhân
Mục tiêu của giai đoạn này là điều trị nguyên nhân gây phù phổi cấp và ngăn ngừa tái phát. Các biện pháp điều trị trong giai đoạn này bao gồm:
- Điều trị nguyên nhân gây phù phổi: Nếu phù phổi là do suy tim trái, cần điều trị suy tim trái. Nếu phù phổi là do tắc nghẽn mạch phổi, cần điều trị tắc nghẽn mạch phổi. Nếu phù phổi là do nhiễm trùng phổi, cần điều trị nhiễm trùng phổi.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu có thể tiếp tục được sử dụng để loại bỏ chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể.
- Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch có thể tiếp tục được sử dụng để giảm áp lực trong lòng mạch máu.
- Thuốc chống đông máu: Thuốc chống đông máu có thể tiếp tục được sử dụng để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
- Thuốc chống loạn nhịp: Thuốc chống loạn nhịp có thể tiếp tục được sử dụng để điều trị nhịp tim bất thường.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể được sử dụng để giảm đau ngực.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi.
- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm có thể được sử dụng để giảm viêm trong phổi.
Các biện pháp hỗ trợ
Ngoài các biện pháp điều trị trên, bệnh nhân phù phổi cấp có thể cần được hỗ trợ các vấn đề sau:
- Thở máy: Thở máy có thể được sử dụng nếu bệnh nhân khó thở nghiêm trọng.
- Đặt ống thông tĩnh mạch trung tâm: Ống thông tĩnh mạch trung tâm có thể được đặt để truyền dịch và thuốc.
- Máy khử rung tim tự động: Máy khử rung tim tự động có thể được sử dụng nếu bệnh nhân bị ngừng tim.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh phù phổi cấp. Căn bệnh này rất nguy hiểm. Vì vậy nếu có những biểu hiện của bệnh, hãy đến gặp bác sĩ. Liên hệ ngay hotline 1900 1984 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
Bệnh viện Quốc tế DoLife
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 1900 1984 Website: dolifehospital.vn Email: info@dolifehospital.vn Fanpage: Bệnh viện Quốc tế Dolife |
Bài viết liên quan

Chửa trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Chửa trứng là bệnh gì? Chửa trứng còn được gọi là thai trứng hoặc bệnh tro bào (molar pregnancy) là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ. […]

Thai to có nguy hiểm không? Cần lưu ý điều gì?
Thai to liệu có thực sự tốt? Mẹ bầu mang thai quá lớn cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé! Thai nhi to là gì? Thai to là tình trạng thai nhi có cân nặng lớn hơn mức bình thường. Kích […]

Viêm da cơ địa ở trẻ em – Những điều cần biết
Viêm da cơ địa tuy không gây nguy hiểm nhưng nó khiến trẻ rất khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy viêm da cơ địa ở trẻ điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh gì? Viêm da […]

Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không?
Niêm mạc tử cung mỏng có thai được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Cùng DoLife tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây! Niêm mạc tử cung là gì? Niêm mạc tử cung, hay còn gọi là nội mạc tử cung, là lớp màng nhầy lót bên trong […]